Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác năm 2021, nhiệm vụ cải cách tư pháp, theo dỏi thi hành pháp luật năm 2021. Tiếp tục quán triệt thực hiện Chỉ thị 05/CT-Tg ngày 06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác thi hành án dân sự và Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 16-6-2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với cơ quan thi hành án dân sự và nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự ở địa phương. Nâng cao vai trò hoạt động của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự, kịp thời chỉ đạo tổ chức thi hành đối với các vụ án lớn, khó khăn, vướng mắc, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Bảo đảm hoạt động nghiệp vụ của cơ quan thi hành án dân sự trên cơ sở quy định pháp luật. Phát huy vai trò phối hợp của các cấp, các ngành trong hoạt động chỉ đạo công tác thi hành án dân sự trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Theo đó, nội dung hoạt động của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự, tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo THADS tỉnh, bổ sung thành viên còn khuyết là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh theo Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 19/5/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chỉ đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh xây dựng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh để tăng cường công tác phối hợp lĩnh vực đất đai có liên quan đến thi hành án dân sự. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự và chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự đối với những vụ việc khó khăn, phức tạp nâng cao hiệu quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành. Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự, ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự và chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự.
Nhiệm vụ của Thường trực Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự: Cục Thi hành án dân sự với vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh hàng tháng có thông báo tình hình kết quả thi hành án dân sự của Cục và các chi cục, đồng thời chỉ đạo Chi cục trưởng các Chi cục Thi hành án dân sự huyện, thị xã, thành phố tăng cường mối quan hệ phối hợp trong công tác giữa cơ quan Thi hành án dân sự với các cơ quan, ban ngành có liên quan trên cơ sở luật định.
Đôn đốc các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự huyện, thị xã, thành phố về công tác thi hành án dân sự tại địa phương.
Phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, chính quyền địa phương trong việc thi hành kịp thời, đúng pháp luật các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật. Kiểm tra, đôn đốc, rà soát, thống kê, báo cáo đầy đủ kết quả thực hiện và có kiến nghị, đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án tại địa phương.
Tiếp tục tăng cường công tác tham mưu cho Ban Chỉ đạo, phối hợp với các đợn vị có liên quan giải quyết dứt điểm các vụ việc còn tồn đọng, các vụ việc có điều kiện thi hành, đặc biệt là các vụ án lớn, phức tạp, các vụ việc có khiếu nại, tố cáo kéo dài gây bức xúc trong xã hội.
UBND tỉnh giao Trưởng Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh triển khai Kế hoạch này đến tất cả thành viên của Ban chỉ đạo để thực hiện. Các thành viên Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị mình và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo để thực hiện tốt nội dung kế hoạch này. Cục Thi hành án dân sự tỉnh nghiên cứu đề xuất phương án đổi mới hoạt động Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự theo hướng gắn vai trò của Cấp ủy, chính quyền địa phương vào công tác Thi hành án dân sự, xác định công tác Thi hành án dân sự là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị từ tỉnh xuống cơ sở (xã, ấp...).
KH