Kế hoạch Truyền thông dân số đến năm 2030 của tỉnh Tây Ninh

Thứ tư - 10/03/2021 15:00 148 0
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 687/KH-UBND về Truyền thông Dân số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

​Kế hoạch Truyền thông Dân số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình Truyền thông Dân số đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết địnhsố 537/QĐ-TTg ngày 17/4/2020. Truyền thông nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, chuyển đổi hành vi và ủng hộ tích cực của toàn xã hội trong việc giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế-xã hội góp phần phát triển bền vững đất nước.

Kế hoạch được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh đối với các đối tượng: Cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở; những người có uy tín trong cộng đồng (các chức sắc tôn giáo, trí thức, văn nghệ sỹ, Già làng, trưởng phum, trưởng sóc); cán bộ truyền thông, phóng viên các cơ quan báo chí, và cán bộ làm công tác văn hóa, thông tin cơ sở; cán bộ y tế, dân số, người cung cấp dịch vụ. Nam, nữ, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; trẻ em vị thành niên, thanh niên; người cao tuổi; nhóm dân số đặc thù, khó tiếp cận (người lao động tại các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, công trường; người lao động làm thuê theo thời vụ, lao động nhập cư, di cư; đồng bào theo đạo, đồng bào vùng dân tộc thiểu số và vùng sâu, biên giới. Thời gian thực hiện từ năm 2021 đến năm 2030, chia làm 02 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (từ năm 2021đến 2025): Đổi mới toàn diện về nội dung, đa dạng các hình thức, phương pháp truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông giáo dục về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đẩy mạnh truyền thông giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và hệ thống thông tin cơ sở; tập trung khai thác, phát triển những lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông khác. Nội dung truyền thông giáo dục phải chuyển mạnh sang dân số và phát triển; đẩy mạnh truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về bình đẳng giới, nêu cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội; tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ y tế, chấm dứt tình trạng lạm dụng khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; tập trung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, hiệu quả của việc thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số.

Giai đoạn 2 (từ năm 2026 đến 2030): Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông dân số và đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và hệ thống thông tin cơ sở; tập trung khai thác, phát triển những lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông khác. Tăng cường truyền thông, giáo dục và tư vấn nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành dân số và phát triển, kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản cho các nhóm đối tượng. Triển khai mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ các hoạt động truyền thông tại các cấp. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể liên quan, huy động mọi tổ chức, cá nhân tích cực ủng hộ và tham gia các hoạt động truyền thông về dân số và phát triển.

Theo đó, Kế hoạch được thực hiện với 9 hoạt động, trong đó tập trung tăng cường cung cấp thông tin về dân số và phát triển đến cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp; Huy động các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội tham gia truyền thông về dân số và phát triển; tiếp tục xây dựng, triển khai các chương trình phối hợp, tập trung xây dựng các mô hình, hoạt động truyền thông toàn diện các nội dung về dân số và phát triển; đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông về dân số và phát triển; bảo đảm về chất lượng, đổi mới về hình thức, nội dung. Cung cấp trang thiết bị, phương tiện truyền thông phù hợp cho cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác truyền thông về dân số và phát triển, ưu tiên tuyến cơ sở, nhất là các xã nghèo,vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai.

Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi về dân số và phát triển trên các chuyên trang, chuyên mục, chương trình, phóng sự, tin bài, sách, ảnh, sự kiện truyền thông; lồng ghép nội dung truyền thông dân số và phát triển vào các chương trình giải trí, thể thao, nghệ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng; tập trung khai thác, phát triển và tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông khác. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp trong hệ thống dân số các cấp; phát huy vai trò đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác dân số, y tế cơ sở nhằm hình thành và duy trì bền vững hành vi tích cực về dân số và phát triển của các tầng lớp nhân dân; Mở rộng các hình thức truyền thông, giáo dục thân thiện với vị thành niên, thanh niên; đề cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc phổ biến kiến thức, kỹ năng về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới tính, bình đẳng giới, không kết hôn sớm, không kết hôn cận huyết thống cho vị thành niên, thanh niên.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông; huy động sự tham gia, đóng góp phương tiện, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cho công tác truyền thông về dân số và phát triển; Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ truyền thông trong hệ thống dân số và cán bộ truyền thông, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên các ngành, các cấp; Tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật định kỳ và đột xuất; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kịp thời tuyên dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch Truyền thông Dân số.

Tuyết Lan

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây