Tổ chức hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn đảm bảo an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh

Thứ ba - 31/03/2020 11:00 55 0
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến ngày 18/3/2020, cả nước đã cơ bản kiểm soát tốt bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), trên 99% số xã có dịch đã qua 30 ngày. Các địa phương, doanh nghiệp đã tổ chức thành công nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học ở các cấp độ khác nhau, bảo đảm không bị nhiễm bệnh DTLCP; nguồn lợn giống hiện có cơ bản cung cấp đủ cho người chăn nuôi; lượng thức ăn chăn nuôi đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu tái đàn, tăng đàn lợn; bảo đảm điều kiện cho việc tổ chức tái đàn lợn, tăng đàn lợn.

Riêng trên địa bàn tỉnh bệnh DTLCP bắt đầu xuất hiện vào ngày 06/7/2019; nhờ thực hiện tốt chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các doanh nghiệp và người chăn nuôi đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống nên dịch bệnh đã được khống chế. Từ ngày 27/12/2019, không phát sinh ổ dịch mới trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành 16 quyết định công bố hết dịch, bảo đảm điều kiện cho việc tổ chức tái đàn lợn, tăng đàn lợn.

Nhằm thực hiện Nghị quyết số 85/2019/QH14 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, trong đó có các giải pháp nhằm kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân dưới 4%; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm nguồn cung thịt lợn để sớm giảm giá thịt lợn, trước mắt giảm giá lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg, tiến tới sớm giảm xuống mức 60.000 - 65.000 đồng/kg để không làm ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô và chỉ số CPI. Ngày 31/3/2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành công văn số 627/UBND-KTTC yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan tập trung thực hiện một số nội dung sau:

UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập tổ công tác gồm cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các trang trại và người chăn nuôi đẩy mạnh việc tái đàn lợn, tăng đàn lợn theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25/7/2019 về việc tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh DTLCP, Công văn số 4249/HD-BNN-TY ngày 18/6/2019 về việc hướng dẫn kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh DTLCP và Công văn số 13/BCĐDTLCP ngày 19/12/2019 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP về tái đàn trong chăn nuôi lợn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập tổ công tác gồm cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp chăn nuôi như Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Tây Ninh, Công ty TNHH CJ VINA AGRI, Công ty TNHH Emivest Việt Nam…, đẩy mạnh việc tái đàn lợn, tăng đàn lợn. Hướng dẫn cho các doanh nghiệp chăn nuôi đẩy mạnh việc tái đàn lợn, tăng đàn lợn theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25/7/2019 về việc tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh DTLCP, Công văn số 4249/HD-BNN-TY ngày 18/6/2019 về việc hướng dẫn kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh DTLCP và Công văn số 13/BCĐDTLCP ngày 19/12/2019 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP về tái đàn trong chăn nuôi lợn.

Ngân hàng nhà nước tỉnh Tây Ninh chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại hỗ trợ tín dụng, ưu tiên người chăn nuôi bị thiệt hại vì bệnh DTLCP được vay vốn để khôi phục sản xuất, tái đàn lợn, mở rộng mô hình chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Công văn số 1901/NHNN-TD ngày 21/3/2019 và Công văn số 4666/NHNN-TD ngày 19/6/2019 về việc hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của bệnh DTLCP.

Các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi lợn; các cơ giết mổ, kinh doanh thịt lợn đẩy mạnh việc tái đàn lợn, tăng đàn lợn theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25/7/2019, Công văn số 4249/HD-BNN-TY ngày 18/6/2019 và Công văn số 13/BCĐDTLCP ngày 19/12/2029); đồng thời cử cán bộ kỹ thuật đến các hộ chăn nuôi gia công của doanh nghiệp để hỗ trợ việc nuôi tái đàn, tăng đàn lợn.

Hoàng Nam

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây