Theo đó, thời gian tổ chức tháng hành động diễn ra từ ngày 01/5/2017 đến ngày 31/5/2017 với chủ đề "Thúc đẩy công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp".
Mục đích tổ chức tháng hành động nhằm nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ, thực thi có hiệu quả Luật an toàn vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành; đẩy mạnh công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, chủ động phòng ngừa, giảm ô nhiễm môi trường lao động, hạn chế thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trong tháng hành động, các sở, ban, ngành đoàn thể và UBND các huyện, thành phố tùy theo tình hình và điều kiện của từng đơn vị hưởng ứng, hỗ trợ các hoạt động trong Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 1, năm 2017 như: Xây dựng, gửi, phát các thông điệp, tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền chủ đề, nội dung hoạt động của Tháng hành động; Xây dựng các tài liệu, hướng dẫn huấn luyện ATVSLĐ phù hợp với từng nhóm đối tượng; Cung cấp các tài liệu, thông tin cần truyền thông cho các cơ quan thông tin đại chúng…); Thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, còn có các hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ, kiểm tra tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, việc sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; Tổ chức khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ATVSLĐ năm 2016 (nếu có),...
Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh duy trì các hoạt động thường xuyên về ATVSLĐ theo quy định của pháp luật như tập trung xây dựng chương trình hành động cụ thể, thiết thực về ATVSLĐ và tổ chức triển khai thực hiện trong đơn vị mình. Bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ như: Thành lập hội đồng bảo hộ lao động, mạng lưới an toàn vệ sinh viên, quan trắc môi trường, khám sức khỏe cho người lao động...; Rà soát, bổ sung các nội quy, quy trình, biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng chống cháy nổ tại các tổ, đội, phân xưởng. Tự kiểm tra, rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động đối với từng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; Kiểm tra, rà soát và xây dựng Kế hoạch ATVSLĐ, tổ chức huấn luyện về các kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn cho các nhóm đối tượng cần phải huấn luyện, người lao động theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ; Tổ chức các hoạt động thao diễn xử lý sự cố kỹ thuật về ATVSLĐ, thực hành sơ cấp cứu tai nạn lao động; diễn tập sự cố phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phát động các phong trào thi đua, ký kết, giao ước thi đua giữa các đơn vị, phân xưởng, tổ, đội; tổ chức các cuộc thi, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, giảm nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác ATVSLĐ; Thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao lồng ghép nội dung tuyên tuyền về ATVSLĐ.
KGVX