Thành lập Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Tây Ninh

Thứ tư - 27/01/2021 14:00 130 0
Ngày 27/01/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 225/QĐ-HĐĐGXH, Thành lập Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh (gọi tắt là Tổ giúp việc), gồm các thành viên sau: Bà Nguyễn Thị Hồng Loan, Trưởng phòng Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và PTNT – Tổ trưởng. Bà Trần Thị Ngọc Nương, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Tây Ninh, Sở Y tế - Tổ phó. Bà Phạm Thị Sương, Trưởng phòng Quản lý Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Tổ phó. Ông Võ Ngọc Quý, Chuyên viên phòng Quản lý chuyên ngành, Sở Khoa học và Công nghệ - Tổ viên. Bà Lê Thị Mỹ Dung, Chuyên viên phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương – Tổ viên. Bà Đàm Như Hoa, Chuyên viên phòng Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường – Tổ viên. Bà Triệu Thị Minh Lý, Chuyên viên phòng Phát triển nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Tổ viên. Ông Nguyễn Minh Tùng, Chuyên viên phòng Phát triển nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Tổ viên. Ông Hoàng Văn Nam, Chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh – Tổ viên.

Quyền hạn và trách nhiệm của Tổ giúp việc, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Rà soát, phân loại, phát hiện và đề xuất Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định loại bỏ các hồ sơ sản phẩm không hợp lệ; đề nghị UBND cấp huyện, các chủ thể sản xuất có sản phẩm tham gia đánh giá cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, dữ liệu, các tài liệu minh chứng khi cần theo yêu cầu của Hội đồng trong quá trình đánh giá.

Căn cứ theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg; Quyết định số 781/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg và các quy định hiện hành giúp Hội đồng tiến hành đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Tổng hợp kết quả, báo cáo Hội đồng trình UBND tỉnh ban hành Quyết định cấp Giấy công nhận và phân hạng sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao, hạng 4 sao. Phối hợp cùng cơ quan thường trực Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ tham mưu, chuẩn bị hồ sơ, đi kiểm tra thực tế cơ sở.

Kinh phí hoạt động của Tổ giúp việc được sử dụng từ nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hàng năm và các nguồn vốn huy động khác (nếu có).

Tổ trưởng Tổ giúp việc được sử dụng con dấu của cơ quan đang công tác để thực hiện nhiệm vụ. Tổ giúp việc hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Huyền Minh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây