Đồng thời, đề nghị Hội Chữ thập đỏ tỉnh tiếp tục quán triệt trong toàn Hội về mục đích, ý nghĩa, nội dung, bản chất của công tác nhân đạo và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo trong thời gian tới gắn với việc triển khai Tháng nhân đạo, Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”,…; nâng cao hiệu quả trợ giúp người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương.
Song song đó, tiến hành củng cố và nâng cao năng lực vận động nhân đạo của tổ chức Hội, qua đó nâng cao chất lượng của tổ chức Hội, thực hiện được vai trò nòng cốt, cầu nối, điều phối của Hội trong hoạt động nhân đạo; Xây dựng các phong trào, các hoạt động nhân đạo của Hội gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời tăng cường vận động nguồn lực trong nước và ngoài nước cho hoạt động nhân đạo. Trợ giúp trực tiếp, kịp thời, thiết thực cho đối tượng theo hướng phát triển bền vững với tinh thần “mọi người cần trợ giúp đều nhận được sự trợ giúp thích hợp”; Tổ chức rà soát, đánh giá kết quả hoạt động các mô hình công tác xã hội nhân đạo trên địa bàn; chỉ đạo thống nhất việc lựa chọn mô hình phù hợp với thực tiễn địa phương và khả năng tham gia của cộng đồng, đảm bảo hoạt động có chiều sâu, lan tỏa, bền vững, huy động đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
UBND các huyện, thành phố phối hợp với Hội Chữ thập đỏ cùng cấp xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án và các phong trào, các cuộc vận động lồng ghép, gắn với hoạt động chữ thập đỏ và công tác nhân đạo, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương; Nâng cao vai trò chỉ đạo của chính quyền địa phương trong các hoạt động nhân đạo; phát huy vai trò, thế mạnh của các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân trong công tác phối hợp tổ chức thực hiện công tác nhân đạo; đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, đúng chức năng, nhiệm vụ, tránh chồng chéo, trùng lắp, phân tán nguồn lực.
Song Anh