Đối tượng là cán bộ thú y và những người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật như kiểm tra, giám sát, lấy mẫu, hội họp, tiêu hủy động vật,… và lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch động vật, chốt kiểm dịch động vật tạm thời (bao gồm cán bộ thú y và các ngành có liên quan).
Mức hỗ trợ trong trường hợp không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện/thành phố: mức hỗ trợ không thấp hơn 100.000 đồng/người/ngày làm việc và 200.000 đồng/người/ngày nghỉ, ngày lễ, tết. Trong trường hợp có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện/thành phố: mức hỗ trợ không thấp hơn 200.000 đồng/người/ngày làm việc và 400.000 đồng/người/ngày nghỉ, ngày lễ, tết.
Kinh phí hỗ trợ của cấp nào do cấp đó tự đảm bảo. Trường hợp vượt quá ngân sách địa phương thì có văn bản gửi Sở Tài chính thẩm định để đề xuất UBND tỉnh xem xét, xử lý. Riêng chi phí hỗ trợ cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh do ngân sách tỉnh hỗ trợ.
Đồng thời, căn cứ điều kiện thực tế và tình hình biến động giá cả thị trường địa phương, UBND các huyện, thành phố quyết định mức hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh nhằm tăng tính chủ động của địa phương trong triển khai hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật (ngân sách địa phương đảm bảo phần kinh phí tăng thêm so với quy định; ngân sách tỉnh không hỗ trợ).
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2019. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng kết, đánh giá, báo cáo và phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất việc hỗ trợ kinh phí trong giai đoạn tiếp theo (nếu có).
LP