Riêng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát và định kỳ công bố nhu cầu sử dụng các loại phân bón chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong từng giai đoạn, mùa vụ để các doanh nghiệp chủ động cân đối kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Thông báo cập nhật kịp thời thông tin trên trang website của ngành; xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn và hướng dẫn sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí.
Phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường nghiên cứu hướng đến việc sản xuất phân bón hữu cơ, đặc biệt là phân bón hữu cơ sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước (phụ phẩm trồng trọt, chất thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt,...) đề vừa cải tạo đất, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, từ đó giảm dần sử dụng phân bón vô cơ, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững, góp phần nâng cao chất lượng nông sản và bảo vệ môi trường.
Cục Quản lý thị trường tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ; kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng phân bón, tăng cường công tác quản lý thị trường phân bón, chống các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ, tích trữ nhằm đẩy giá phân bón lên cao, sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
UBND các huyện, thị xã, thành phố được giao nhiệm vụ phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo, điều hành sản xuất, kinh doanh và lưu thông phân bón tại địa bàn quản lý; đồng thời căn cứ tình hình thực tế của địa phương để áp dụng các biện pháp thích hợp, bảo đảm vừa phòng chống dịch bệnh vừa tạo điều kiện tối đa cho việc vận chuyển phân bón và vật tư nông nghiệp.