Nghiêm túc thực hiện những quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ được quy định tại Luật Lưu trữ; Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư; Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức; Thông tư số 01/2011/TT- BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và các quy định khác trong công tác văn thư, lưu trữ.
Ban hành đầy đủ các văn bản liên quan đến công tác văn thư, lưu trữ áp dụng tại cơ quan, đơn vị, địa phương, cụ thể: Quy chế công tác văn thư và lưu trữ; Danh mục hồ sơ cơ quan; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu; Danh mục thành phần hồ sơ tài liệu của cơ quan để làm cơ sở cho việc lập hồ sơ công việc và lưu trữ tài liệu.
Quy định trách nhiệm của công chức trong việc lập hồ sơ công việc và xem đây là tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ và bình xét thi đua hàng năm.
Bố trí công chức làm công tác văn thư, lưu trữ đảm bảo về trình độ năng lực chuyên môn và phù hợp với vị trí việc làm.
Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu hồ sơ, tài liệu đã giải quyết xong vào lưu trữ đúng thời hạn và thủ tục theo quy định; bố trí kho lưu trữ và trang bị các phương tiện cần thiết để bảo quản an toàn tài liệu. Chấm đứt ngay tình trạng tích đống, bó gói tài liệu.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung trên tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Giao Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện cho ủy ban nhân dân tỉnh.
TĐ