Không để phát sinh và lây lan trên diện rộng các loại dịch bệnh động vật

Thứ hai - 21/10/2024 16:47 223 0
UBND tỉnh vừa ban hành văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh động vật, không để phát sinh và lây lan trên diện rộng; quán triệt, tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả các nội dung Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh động vật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó thực hiện một số nội dung sau:

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh, kết quả giám sát dịch bệnh, kết quả thống kê tổng đàn, tiêm phòng, quản lý cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh,….trên Hệ thống quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam (VAHIS); Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện các Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; những tồn tại, bất cập, khó khăn, nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh và các Chương trình, Kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của dịch bệnh động vật, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thống kê chính xác tổng đàn vật nuôi, số lượng vật nuôi thuộc diện tiêm phòng đối với từng bệnh (CGC, LMLM, DTHCP, VDNC, Dại), rà soát tiêm phòng nhắc lại đối với vật nuôi đã hết hoặc sắp hết miễn dịch, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng tối thiểu 80% tổng đàn vật nuôi tại thời điểm tiêm phòng; tiếp tục triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh động vật theo Kế hoạch số 3744/SNN-CCCN&TY ngày 07/10/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh trên vật nuôi để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, trong phạm vi nhỏ lẻ; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật ra môi trường làm lây lan dịch bệnh;  Hướng dẫn, tuyên truyền đến người chăn nuôi tăng cường áp dụng nghiêm các biện pháp vệ sinh sát trùng bằng vôi bột, hoá chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh, chủ động tiêm vắc xin cho đàn vật nuôi.

Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong hơn 09 tháng năm 2024, cả nước đã xảy ra 09 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) A/H5N1 tại 08 tỉnh, số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy gần 86.000 con (tăng 2,54 lần); 1.107 ổ dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP) (tăng 2,46 lần) tại 47 tỉnh, thành phố, với hơn 68.000 con heo mắc bệnh, chết và bị tiêu hủy (tăng 2,89 lần); 105 ổ dịch Viêm da nổi cục (VDNC) (tăng 03 ổ dịch) tại 18 tỉnh, số trâu, bò mắc bệnh 568 con, số chết và tiêu hủy là 120 con; 60 ổ dịch Lở mồm long móng (LMLM) (tăng 2,6 lần) tại 19 tỉnh, thành phố, số gia mắc bệnh 2.075 con (tăng 2,75 lần) số chết và tiêu hủy là 152 con; có 294 trường hợp chó, mèo nghi mắc bệnh Dại, số chó, mèo đã tiêu hủy là 554 con đã được báo cáo tại 35 tỉnh, thành phố; có 68 người tử vong vì bệnh Dại tại 31 tỉnh, thành phố (tăng 03 người tử vong); 02 ổ dịch bệnh Tai xanh tại 02 tỉnh Đồng Tháp và Bạc Liêu (các dữ liệu được so sánh với cùng kỳ năm 2023).

TT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây