Phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 - 2025

Thứ ba - 19/01/2021 08:00 338 0

Ngày 18/01/2021, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 137/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử (TMĐT) tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 – 2025.

Kế hoạch hướng mục tiêu chung Triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT của tỉnh, đưa TMĐT trở thành hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong các cơ quan quản lý nhà nước và đại bộ phận các doanh nghiệp trong tỉnh; góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của tỉnh; thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Cụ thể đến năm 2025, đó là: Có 80% website TMĐT của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 40-50% doanh nghiệp nhỏ và vừa, các HTX, các hộ kinh doanh cá thể có hoạt động kinh doanh trên các sàn TMĐT, bao gồm các mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch TMĐT; 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động TMĐT trên các ứng dụng di động; 100% các siêu thị, trung tâm thương mại, các cơ sở mua sắm lớn hiện đại phải đảm bảo được việc thanh toán (POS) và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt; 100% các đơn vị cung cấp điện, nước, viễn thông, truyền hình chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt và cung cấp hóa đơn điện tử cho người tiêu dùng; Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp về TMĐT; các cá nhân tổ chức phát triển các giải pháp về TMĐT; Đảm bảo và duy trì 100% các trang thông tin và Cổng thông tin điện tử của địa phương trên môi trường internet; Duy trì và cung cấp 100% thủ tục hành chính lên hệ thống trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của địa phương. Trong đó đến năm 2025 đạt 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan đến người dân và doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của tỉnh; 70% các cơ sở giáo dục cao đẳng và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai đào tạo và giới thiệu về lĩnh vực TMĐT cho sinh viên các ngành học; 100% cán bộ quản lý nhà nước về TMĐT được đào tạo và tập huấn về pháp lý, kỹ năng TMĐT trong thời kỳ mới; Phấn đấu 60% các doanh nghiệp, HTX các hộ kinh doanh cá thể được tham gia các khóa tập huấn, đào tạo về kỹ năng TMĐT.

Để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch, UBND tỉnh đề ra các giải giáp chủ yếu: Triển khai pháp luật về TMĐ; Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về TMĐT; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực TMĐT; Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ TMĐT; Củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước về TMĐT; Duy trì, phát triển hạ tầng và tham gia các hoạt động về TMĐT; Phát triển các sản phẩm, giải pháp TMĐT; Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng TMĐT; Hợp tác quốc tế;

UBND tỉnh giao Sở Công Thương là đầu mối chủ trì thực hiện kế hoạch, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan triển khai kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ứng dụng TMĐT. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử, bố trí cán bộ để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về TMĐT. Tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh của các tổ chức, cá nhân có liên quan khi gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện để kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và theo hướng dẫn của Trung ương.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Công Thương đẩy mạnh phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động TMĐT. Phối hợp với Sở Công Thương trong việc hỗ trợ các Sở, ngành, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT; đào tạo các kỹ năng và tư vấn cho doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến công nghệ thông tin và TMĐT; gắn kết sự phát triển TMĐT với Chính phủ điện tử. Thực hiện tốt việc quản lý và đề xuất các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông, mạng lưới rộng khắp, chất lượng cao nhằm phục vụ phát triển TMĐT.

Duy Khánh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây