Kế hoạch thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Thứ tư - 10/10/2018 09:00 111 0
Ngày 10/10/2018, UBND tỉnh ban hành kế hoạch Nghị quyết số 20/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Mục đích của kế hoạch hướng đến nhằm quán triệt và chỉ đạo thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nội dung yêu cầu của Hội đồng nhân dân tỉnh tại Nghị quyết 20/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 về kết quả giám sát công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra; phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu và cơ chế phối hợp liên cấp, liên ngành. Tạo bước chuyển về nhận thức và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác liên quan đến phát triển nhân lực.

Nội dung thực hiện kế hoạch gồm tổ chức đánh giá, sơ kết một cách toàn diện, khách quan kết quả thực hiện Quy hoạch, đối chiếu với các định hướng trọng tâm phát triển của tỉnh, để có giải pháp điều chỉnh, bổ sung và triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển nhân lực của tỉnh trong giai đoạn sắp tới; đảm bảo khắc phục có hiệu quả những tồn tại, hạn chế đã xảy ra trong giai đoạn vừa qua. Phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu và cơ chế phối hợp liên cấp, liên ngành; cơ chế xử lý trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển nhân lực; khẩn trương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về lao động, việc làm của tỉnh; chỉ đạo các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức thu thập, cập nhật thông tin thị trường lao động theo đúng quy định, đặc biệt quan tâm hướng dẫn, tạo điều kiện cho cán bộ cấp xã thực hiện tốt công tác này. Nghiên cứu xây dựng và tổ chức áp dụng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực làm cơ sở đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực tại địa phương.

Cân đối và phân bổ ngân sách hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách chi cho nhiệm vụ phát triển nhân lực; đồng thời đẩy mạnh triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới giáo dục và đào tạo chất lượng cao trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng các cơ sở vật chất, trang thiết bị đã đầu tư cho các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động, từng bước cân đối cung – cầu lao động của địa phương; tích cực xây dựng, củng cố và phát huy hơn nữa hiệu quả mối quan hệ, liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề để phục vụ tốt hơn cho công tác thống kê số liệu lao động và việc làm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác dự báo, định hướng ngành nghề đào tạo, phát triển nhân lực, hạn chế lãng phí nguồn nhân lực xã hội.

Triển khai kịp thời việc xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo gắn liền với kết quả công tác, hiệu suất làm việc, thu nhập và chế độ khen thưởng, xử phạt cụ thể nhằm tạo động lực tăng năng suất lao động, xây dựng môi trường làm việc năng động, hạn chế tình trạng "chảy máu chất xám" trong bộ máy nhà nước. Đẩy mạnh thực hiện đổi mới cơ chế tuyển dụng, bố trí cán bộ, công chức theo hướng thi tuyển cạnh tranh gắn với tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm. Có giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trình độ đại học đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và xu hướng phát triển của tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh trước kỳ họp giữa năm 2019 về kết quả thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị quyết 20/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức đánh giá, sơ kết tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011-2020; Cân đối nguồn lực ngân sách địa phương, ngân sách trung ương và các chương trình mục tiêu cho các dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển đã được UBND tỉnh phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi để các ngành, địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả; phối hợp với các Sở, ban, ngành theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình triển khai và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch, báo cáo kịp thời Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đào tạo bồi dưỡng giai đoạn 2019-2023 như: Đào tạo đại học chuyên ngành du lịch, về đào tạo, bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ du lịch, tổ chức các lớp nghiệp vụ lưu trú du lịch, tổ chức lớp nghiệp vụ điều hành du lịch, tổ chức các lớp nghiệp vụ marketing du lịch, tổ chức lớp nghiệp vụ Hướng dẫn viên Du lịch và thi Chứng chỉ Hướng dẫn viên, tổ chức các lớp Anh ngữ và một số ngoại ngữ khác.

Le ky ket hop tac giua truong DH KHXHNV voi So VHTTDL.jpg

Lễ ký kết hợp tác giữa trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –ĐHQG TP.HCM với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh về công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lựccho ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về lao động, việc làm của tỉnh; tổ chức thu thập, cập nhật thông tin thị trường lao động theo đúng quy định, đặc biệt hướng dẫn, tạo điều kiện cho cán bộ cấp xã thực hiện tốt công tác này. Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, từng bước cân đối cung - cầu lao động của địa phương; Củng cố và phát huy hơn nữa hiệu quả mối quan hệ, liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề để phục vụ tốt hơn cho công tác thống kê số liệu lao động và việc làm, xuất khẩu lao động.Nghiên cứu xây dựng và tổ chức áp dụng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực làm cơ sở đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực tại địa phương.

Đẩy mạnh, khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng các cơ sở vật chất, trang thiết bị đã đầu tư cho các cơ sở đào tạo nghề; định hướng ngành nghề đào tạo, hạn chế lãng phí nguồn nhân lực xã hội. Tiếp tục thực hiện các dự án liên quan phát triển nhân lực như Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, xã hội hóa công tác đào tạo nghề, dạy nghề lao động nông thôn.

Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thực chất, toàn diện; Đẩy mạnh khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng các cơ sở vật chất, trang thiết bị đã đầu tư cho các cơ sở giáo dục và đào tạo; Triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới giáo dục và đào tạo chất lượng cao trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp về phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trường nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo gắn liền với kết quả công tác, hiệu suất làm việc, thu nhập và chế độ khen thưởng, xử phạt cụ thể nhằm tạo động lực tăng năng suất lao động, xây dựng môi trường làm việc năng động, hạn chế tình trạng "chảy máu chất xám" trong bộ máy nhà nước; Thực hiện đổi mới tuyển dụng, bố trí cán bộ công chức theo hướng thi tuyển cạnh tranh gắn với tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm.

Nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trình độ sau đại học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm. Theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, thu hút nhân tài,…của tỉnh.

Sở Y tế tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của UBND tỉnh ban hành Chính sách hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực Y tế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2021 và Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 26/5/2015 của UBND tỉnh về chính sách đào tạo sau đại học và thu hút nhân tài.

Xây dựng kế hoạch liên kết với Trường Đại học Y Dược, các Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Trung ương để đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao (Tiến sỹ, Thạc sỹ, Chuyên khoa II, Chuyên khoa I), đào tạo bác sĩ theo các chuyên khoa ngành hiếm (Lao - Phong - Tâm thần - Pháp Y - Giải phẫu bệnh) và đào tạo nhân lực chất lượng cao cho một số chuyên khoa mũi nhọn như: Tim mạch can thiệp, chấn thương chỉnh hình, gây mê hồi sức, truyền nhiễm, phụ sản, nhi, ngoại khoa,... Mời gọi các chuyên gia đầu ngành giỏi chuyên môn về trực tiếp khám chữa bệnh và đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho bác sĩ tại tỉnh để bồi dưỡng thành chuyên gia đầu ngành của tỉnh.

Mở rộng mạng lưới hệ thống khám chữa bệnh tư nhân chất lượng cao, triển khai mô hình hoạt động bác sĩ gia đình tại tuyến y tế cơ sở. Thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích công chức, viên chức tham gia đào tạo bồi dưỡng. Quản lý, bố trí, sử dụng nhân lực phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đào tạo theo đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020 nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp. Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút nguồn lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tổ chức đưa cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp, nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình nông nghiệp công nghệ mới tại các tỉnh, thành phố trong nước hoặc các nước có nền nông nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, Israel.

Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư và tạo việc làm tại địa phương; thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề gắn với việc làm. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới theo nhu cầu của lao động, doanh nghiệp, thị trường; gắn đào tạo nghề với quy hoạch xây dựng nông thôn mới và phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp; chuyển giao khoa học kỹ thuật cho cán bộ quản lý và nông dân phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng mới một số trung tâm thực nghiệm sản xuất gắn với đào tạo nghề, đào tạo kỹ thuật.

Sở Tài chính cân đối khả năng ngân sách nhà nước cấp hàng năm bố trí kinh phí cho các đơn vị theo chương trình, đề án, kế hoạch. Phối hợp với các ngành kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí của các đơn vị, đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật.

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về tuyển dụng, đào tạo nghề cho người lao động. Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động kết nối thông tin về cung cầu lao động các doanh nghiệp trong KCN, KKT đến các địa phương; hỗ trợ các địa phương tìm việc làm cho người lao động; vận động các doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào làm việc; hạn chế tiếp nhận các dự án sử dụng nhiều lao động phổ thông làm việc có tính chất nghề nghiệp.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh còn giao Cục Thống kê cần phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan cung cấp thông tin, số liệu thống kê về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

                             An Nhiên

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây