Định hướng phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2030

Thứ sáu - 08/09/2023 14:50 931 0
Ngày 08/9/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1863/QĐ-UBND ban hành Đề án phát triển Cụm Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023 - 203.

Tây Ninh là tỉnh nằm ở miền Đông Nam bộ, phía Đông giáp các tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Tây và phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240 km, có 03 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam), 03 cửa khẩu chính (Kà Tum, Chàng Riệc, Phước Tân), 02 cửa khẩu phụ có đủ lực lượng chuyên ngành quản lý cửa khẩu và 08 cửa khẩu phụ chỉ có lực lượng Biên phòng quản lý.

Tỉnh có 02 trục lộ giao thông quan trọng là đường Xuyên Á (quốc lộ 22) và quốc lộ 22B, là cửa ngõ giao thông đường bộ quan trọng sang Campuchia và các nước ASEAN. Với vị trí địa lý hiện có, Tây Ninh không chỉ là một đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hoá, dịch vụ, du lịch, thương mại giữa các nước trong tiểu vùng sông MêKông mà còn là một vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh.

Tây Ninh có 06 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố thuộc tỉnh, tổng diện tích tự nhiên 404.164,8 ha, dân số 1.178.329 người.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn đến năm 2025: công nghiệp - xây dựng 51 - 52%; dịch vụ 32 - 33%; nông - lâm - thuỷ sản 14 - 15%. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn từ 36% trở lên so với GRDP; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,5% trở lên...”.

Tỉnh Tây Ninh hiện có 07 cụm công nghiệp (gọi tắt là CCN) với tổng diện tích là 365,78 ha (05 CCN đang hoạt động và 02 CCN chưa hoạt động). Trong đó, 05 CCN đang hoạt động với tổng diện tích 216 ha.

Thời gian qua, tuy có nhiều tiềm năng phát triển nhưng Tây Ninh vẫn là tỉnh phát triển kinh tế có phần chậm hơn so với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để phát triển kinh tế bền vững, đưa tỉnh nhà hội nhập với kinh tế Vùng và cả nước thì việc phát triển công nghiệp là xu thế tất yếu.

Nâng cao hiệu quả khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong phát triển các CCN, đảm bảo sự phát triển cân đối theo không gian lãnh thổ, giữa nông thôn và thành thị, phát triển công nghiệp bền vững.

Thực tế, thời gian qua việc phát triển các CCN của tỉnh đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, giúp hạn chế tình trạng sản xuất phân tán không theo Quy hoạch và tình trạng ô nhiễm môi trường; giải quyết được mặt bằng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khuyến khích thu hút các dự án đầu tư vào CCN, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Từ cơ sở trên, việc quy hoạch phát triển CCN tỉnh Tây Ninh đến năm 2030 là cần thiết nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những bất cập, hạn chế; đề ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, góp phần nâng cao phát triển kinh tế xã hội.

Chi tiết xem tại tập tin đính kèm.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây