Tăng cường quản lý vận hành các hồ chứa theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2022

Thứ ba - 05/07/2022 18:00 273 0
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tăng cường quản lý vận hành các hồ chứa theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2022, cụ thể như sau:

1. Tiếp tục thực hiện Quyết định 1895/QĐ-TTg ngày 25/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai; Quy chế phối hợp số 04/QCPH-BNN-UBND ngày 02/6/2021 giữa Bộ nông nghiệp và PTNT và UBND cấp tỉnh có liên quan trong quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa; Kế hoạch số 1652/KH-UBND ngày 22/7/2020 của UBND tỉnh về việc ứng phó sự cố vỡ đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Kế hoạch số 1361/KH-UBND ngày 25/4/2022 của UBND tỉnh về việc công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022, Công văn số 1567/UBND-KT ngày 18/5/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý công trình thủy lợi trong mùa mưa, bão năm 2022; Công văn số 1985/UBND-KT ngày 24/6/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

2. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh:

- Tham mưu kịp thời cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh, vận hành các hồ chứa theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2022.

- Chủ động chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện phương án ứng phó với thiên tai, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản và sản xuất khi thiên tai xảy ra.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai):

- Tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa nước trong việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ và Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn dân cư, hạn chế thiệt hại; tham mưu chỉ đạo việc đảm bảo an toàn cho công trình thủy lợi có liên quan theo thẩm quyền.

 4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra hoạt động khai thác cát trong hồ Dầu Tiếng, hồ Tha La, xả thải vào nguồn nước nhằm đảm bảo các hoạt động trong vùng lòng hồ chứa diễn ra có kiểm soát, đúng quy định pháp luật, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động vận hành cấp nước, xả tràn, an toàn công trình hồ chứa nước.

5. Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam:

- Thực hiện Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về việc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; Quyết định số 3474/QĐ-BNNPTNT ngày 01/9/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình vận hành điều tiết tạm thời hồ Dầu Tiếng.

- Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến khí tượng thủy văn, thực hiện chế độ quan trắc, dự báo, tính toán, xây dựng các kịch bản vận hành, điều tiết hồ và cung cấp thông tin, số liệu theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa.

- Chủ động báo cáo Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tiềm kiếm cứu nạn công trình thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa và các đơn vị có liên quan trong việc vận hành hồ chứa, đảm bảo phòng chống, giảm lũ hạ du, an toàn công trình. Thực hiện nghiêm túc lệnh vận hành hồ của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa. Trường hợp xảy ra tình huống bất thường, phải báo cáo ngay và kèm theo phương án đề xuất tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định để xem xét, quyết định việc vận hành hồ chứa.

- Tổ chức tốt công tác phối hợp cung cấp, chia sẽ kịp thời thông tin, dữ liệu vận hành hồ chứa, quan trắc khí tượng thủy văn tại các trạm cho cơ quan, đơn vị trên địa bàn và các tỉnh, thành phố trên lưu vực đảm bảo thực thi hiệu quả trong tổ chức điều hành vận hành liên hồ.

- Thực hiện nghiêm túc việc cung cấp số liệu vận hành tối thiểu 01 giờ/lần (khi có dự báo, cảnh báo bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc các tình thế thời tiết khác gây mưa lũ) lên hệ thống quản lý dữ liệu vận hành hồ của Cục Quản lý tài nguyên nước tại địa chỉ https://quanly.dwrm.gov.vn/hochua và lên trang điện tử thu thập thông tin điều hành hệ thống thủy lợi của Tổng cục Thủy lợi tại địa chỉ: www.thuyloivietnam.vn phục vụ công tác theo dõi, giám sát và dữ báo, cảnh báo mưa lũ trên lưu vực sông Sài Gòn.

6. Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tây Ninh:

- Quan trắc, tính toán lưu lượng nước đến hồ, lưu lượng nước dùng để vận hành đập, hồ chứa nước theo Quy trình vận hành, điều tiết hồ chứa nước Tha La, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 61/2015/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh; tính khả năng gia tăng mực nước hồ để chủ động vận hành đập cao su an toàn; cập nhật thông tin vận hành hồ chứa tối thiểu 2 lần/ngày (khi không có mưa, lũ) và 4 lần/ngày (khi có mưa, lũ), trong trường hợp mực nước hồ cao hơn mực nước thiết kế phải quan trắc tối thiểu 1 lần/giờ lên hệ thống quản lý dữ liệu vận hành hồ của Cục Quản lý tài nguyên nước tại địa chỉ https://quanly.dwrm.gov.vn/hochua và lên trang điện tử thu thập thông tin điều hành hệ thống thủy lợi của Tổng cục Thủy lợi tại địa chỉ: www.thuyloivietnam.vn.

- Tổ chức tốt công tác phối hợp cung cấp, chia sẽ kịp thời thông tin, dữ liệu vận hành hồ chứa, quan trắc khí tượng thủy văn tại các trạm cho cơ quan, đơn vị trên địa bàn và các tỉnh, thành phố trên lưu vực đảm bảo thực thi hiệu quả trong tổ chức điều hành vận hành liên hồ.

7. Đài Khí tượng Thủy văn Tây Ninh:

Chủ động cung cấp thông tin công tác dự báo, cảnh báo các loại thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt,... và dự báo lũ trên sông theo quy định tại Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai; thông tin kịp thời đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai) biết, để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kịp thời.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện):

Tăng cường chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai; phối hợp đơn vị liên quan tăng cường quản lý vận hành các hồ chứa theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2022; tăng cường công tác truyền thông, thông tin kịp thời về tình hình khí tượng thủy văn, tình hình thiên tai, các quy định về quản lý an toàn đập, công trình thủy lợi, vận động người dân tham gia bảo vệ, ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi. 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây