12 hành vi bị nghiêm cấm trong luật Phòng, chống mua bán người

Thứ tư - 19/06/2013 00:00 108 0
Ngày 29/03/2011, Quốc hội đã thông qua Luật số 66/2011/QH12 về phòng, chống mua bán người.

12 hành vi bị nghiêm cấm trong luật Phòng, chống mua bán người

Luật gồm 8 Chương với 58 Điều, quy định việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; trách nhiệm của Chính phủ và các bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống mua bán người.

Điểm nổi bật trong quy định của Luật này là việc đưa ra 12 hành vi bị nghiêm cấm được coi là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng căn cứ vào mức độ, tính chất vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo đó, nghiêm cấm: Mua bán phụ nữ và trẻ em theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật Hình sự; Chuyển giao và tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể; Cưỡng bức, môi giới người khác thực hiện các hành vi trên; Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi; Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi…

Bên cạnh đó, Luật cũng quy định rõ căn cứ để xác định một người có thể được coi là nạn nhân trong vụ mua bán. Nạn nhân là người bị xâm hại bởi các hành vi theo quy định mà khi người đó là đối tượng bị mua bán, chuyển giao, tiếp nhận theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều 3 hoặc người đó là đối tượng bị tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.

Khi đã có căn cứ cho rằng một người bị mua bán thì cơ quan, đơn vị cá nhân có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để giải cứu; trường hợp người đó bị xâm hại hoặc có nguy có bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe danh dự, nhân phẩm và tài sản thì áp dụng các biện pháp bảo vệ.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012.

Theo http://luatbaoviet.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây