1. Phải đội mũ bảo hiểm khi lái xe và chất lượng mũ phải đảm bảo đủ an toàn. Mũ bảo hiểm là vật dụng cần thiết để bảo vệ phần đầu của người điều khiển phương tiện xe 2 bánh, tác dụng cơ bản của mũ bảo hiểm đó là làm giảm nguy cơ gây chấn thương sọ não khi tai nạn giao thông.
2. Chấp hành đèn báo tín hiệu giao thông đường bộ. Đèn giao thông là một thiết bị được dùng để điều khiển giao thông ở những giao lộ có lượng phương tiện lưu thông. Đây là một thiết bị quan trọng không những an toàn cho các phương tiện mà còn giúp giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
3. Giữ tốc độ và khoảng cách giữa các xe. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép đến mức không nguy hiểm, có thể dừng lại một cách an toàn trong mọi trường hợp.
4. Sử dụng đúng phần làn đường. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
5. Tránh vượt xe. Khi lái xe trên đường, một trong những kỹ năng người cầm lái cần nắm bắt thiết yếu là kỹ thuật vượt xe. Điều này rất quan trọng bởi, chỉ cần 1 sơ suất nhỏ trong quá trình cho xe vượt cũng có thế dẫn đến những tai nạn không ngờ tới. Đặc biệt đối với những người tay lái còn yếu thì càng phải cẩn trọng hơn trước quyết định cho xe vượt. Khi tham gia giao thông trên đường tuyệt đối không được vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng. Phải tuân thủ nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông.
Việc vi phạm giao thông không chỉ gây hậu quả cho bản thân mà còn làm ảnh hưởng tới người khác. Hãy có ý thức khi tham gia giao thông vì tương lai của chính mình, gia đình và xã hội. Mỗi người hãy góp một phần nhỏ ý thức khi tham gia giao thông để xây dựng văn hóa giao thông nước nhà.
Kim Hà