Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố phối hợp với Ban An toàn Giao thông; Ban Tuyên giáo; Mặt trận tổ quốc; Thành đoàn, Tỉnh đoàn; Sở Giao thông vận tải; Công an và các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân, từng địa bàn cơ sở, các khu dân cư, các cơ quan, doanh nghiệp các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhằm xây dựng văn hóa giao thông, nâng cao ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông.
Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức và chỉ đạo các Phòng Văn hóa và Thông tin các Đài truyền thanh cấp huyện tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông qua hệ thống Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp xã, phường, thị trấn, ở cộng đồng dân cư, trên các tuyến đường nhằm tạo phong trào toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông rộng khắp.
Các cơ quan báo chí xây dựng các chương trình, chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, các tin, bài, phim phóng sự, phim tài liệu…tăng thời lượng tuyên truyền về an toàn giao thông trên các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông. Các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông cần chủ động, tích cực và thường xuyên không chỉ trong dịp Tết Nguyên Đán.
Các cơ quan báo chí cần phản ánh tình trạng vi phạm an toàn giao thông và đưa những hình thức và biện pháp xử lý mạnh đối với các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đặc biệt là các hành vi như: chạy quá tốc độ, vượt sai quy định, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, chở quá số người quy định…Phát hiện, nêu gương các cá nhân, tập thể trong việc chấp hành, điều hành tốt pháp luật giao thông.
MN