Ransomware là gì?
Đây là cách gọi tên của dạng mã độc mới
nhất và có tính nguy hiểm cao độ đối với nhân viên văn phòng, bởi nó
sẽ mã hóa toàn bộ các file word, excel và các tập tin khác trên máy tính
bị nhiễm làm cho nạn nhân không thể mở được file. Các chuyên gia của
Kaspersky Lab nhận dạng các trường hợp bị nhiễm nhiều nhất tại Việt Nam
là do một thành viên của Ransomware – Trojan-Ransom.Win32.Onion gây nên.
Người dùng cần biết gì về mã độc này?
Các thành viên của Ransomware sử dụng
công nghệ mã hóa “Public-key”, vốn là một phương pháp đáng tin cậy nhằm
bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm. Tội phạm mạng đã lợi dụng công nghệ này và
tạo ra những chương trình độc hại để mã hóa dữ liệu của người dùng. Một
khi dữ liệu đã bị mã hóa thì chỉ có một chìa khóa đặc biệt bí mật mới có
thể giải mã được. Và bọn chúng thường tống tiền người dùng để trao đổi
chìa khóa bí mật này. Nguy hiểm ở chỗ, chỉ duy nhất chìa khóa bí mật này
mới có thể giải mã được và phục hồi dữ liệu.
Các chuyên gia của Kaspersky Lab đã
nghiên cứu không ngừng để chống lại các phần mềm độc hại này. Trong một
số trường hợp cụ thể, chúng tôi có thể phân tích được loại mật mã được
sử dụng để lập trình nên mã độc. Tuy nhiên, cũng có một số Ransomware
tuyệt nhiên không để lộ bất kỳ thông tin quan trọng nào. Thêm vào đó,
một số Ransomware được tạo ra với mục đích là dữ liệu sẽ không bao giờ
được phục hồi dù có tìm ra được chìa khóa đi chăng nữa.
Lưu ý rằng, Ransomware chỉ có thể hoạt
động sau khi được cài đặt trên một máy tính. Và các sản phẩm của
Kaspersky Lab đã ngăn chặn khá nhiều các lây lan như thế này.
Khuyến nghị phòng ngừa mã độc mã hóa dữ liệu – Ransomware
- Không mở các file đính kèm từ những email chưa rõ danh tính.
- Luôn đảm bảo hệ điều hành, phần mềm,
các ứng dụng và phần mềm diệt virus được cập nhật thường xuyên và không
tắt chương trình Kaspersky trong mọi thời điểm.
- Đảm bảo tính năng System Watcher (Giám sát hệ thống) của chương trình Kaspersky đã được bật.
- Sao lưu dữ liệu và bảo vệ dữ liệu bằng
các thiết bị rời. Cách tốt nhất để đảm bảo sự an toàn của dữ liệu quan
trọng là có một lịch trình sao lưu phù hợp. Sao lưu phải được thực hiện
thường xuyên và hơn thế nữa bản sao cần phải được tạo ra trên một thiết
bị lưu trữ chỉ có thể truy cập trong quá trình sao lưu. Tức là một thiết
bị lưu trữ di động ngắt kết nối ngay lập tức sau khi sao lưu. Việc
không tuân thủ các khuyến nghị này sẽ dẫn đến các tập tin sao lưu cũng
sẽ bị tấn công và mã hóa bằng các phần mềm tống tiền theo cách tương tự
như trên các phiên bản tập tin gốc.
- Cấu hình hạn chế truy cập đến các thư mục chia sẻ trong mạng.
- Bật tính năng System Protection (System Restore) cho tất cả các ổ đĩa.
- Đây là bước rất quan trọng nhằm ngăn
ngừa phần mềm mã hóa: cấu hình quyền truy cập đến các dạng file được bảo
vệ. Người dùng có thể tham khảo thêm cách “cấu hình thiết lập KES” tại
đây http://support.kaspersky.co.uk/10905#block1
Trong trường hợp tập tin bị mã hóa:
- Tắt tính năng tự động xóa các tập tin
bị nhiễm mã độc và đảm bảo rằng tập tin bị nhiễm nằm trong khu vực cách
ly của chương trình Kaspersky. Bởi vì có thể các tập tin bị lây nhiễm có
chứa các chìa khóa hữu ích cho việc giải mã.
- Gửi các tập tin đáng ngờ dạng nén với mật khẩu về cho các chuyên gia Kaspersky qua email newvirus@kaspersky.com
- Thử khôi phục các file bị ảnh hưởng từ Windows:
- Thử dùng các công cụ giải mã của Kaspersky như
- RectorDecryptor
- XoristDecryptor
- RakhniDecryptor
Tìm hiểu thêm về các cách phòng ngừa phần mềm mã hóa dữ liệu tại http://support.kaspersky.co.uk/viruses/common/10952
Theo http://kaspersky.nts.com.vn