Xu hướng digital transformation năm 2021 về chuyển đổi số

Thứ tư - 07/04/2021 17:00 149 0
Sự phát triển của chuyển đổi số đã được nâng lên một tầm cao mới vào năm 2020. Tới thời điểm hiện tại, 89% các công ty đã bắt đầu áp dụng các chiến lược kinh doanh ưu tiên kỹ thuật số hoặc bắt đầu xây dựng các chiến lược tương tự, 87% các công ty tin rằng các công nghệ kỹ thuật số sẽ ảnh hưởng lớn đến các ngành của họ. Dữ liệu này cho thấy các nhà Marketers đã bắt đầu nhận ra sự quan trọng của việc chuyển đổi số. Và trong tương lai, các nhu cầu cho các công nghệ kỹ thuật số sẽ tiếp tục phát triển.

Chuyển đổi số chính là chìa khóa thành công cho các công ty, và doanh nghiệp cũng có thể áp dụng các quy trình chuyển đổi số thông qua các việc liên kết trong công ty, tư duy thiết kế và sự ứng dụng những công nghệ hàng đầu của các công ty đó.

Chuyển đổi số là quy trình tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào các khía cạnh của doanh nghiệp để có thể đáp ứng các nhu cầu của thị trường và sự thay đổi của doanh nghiệp.

Các giải pháp kỹ thuật số làm đòn bẩy tạo ra các loại hình đổi mới và sáng tạo mới, thay vì chỉ đơn giản là tăng cường và hỗ trợ các phương pháp truyền thống.

Sự phát triển trong kinh doanh kỹ thuật số' ảnh hưởng đến cả các doanh nghiệp cá nhân và toàn bộ các phân khúc của xã hội, chẳng hạn như chính phủ, truyền thông đại chúng , nghệ thuật, chăm sóc sức khỏe, và khoa học.

Sự khác nhau giữa chuyển đổi số và Số hóa

Chuyển đổi số và Số hóa giống nhau ở việc áp dụng công nghệ vào phát triển các quy trình của doanh nghiệp. Công nghệ được áp dụng có thể đơn giản như việc đăng tải các file vào mạng nội bộ của công ty, hoặc phức tạp hơn như là Máy học hoặc Phân tích Big Data.

Tuy nhiên, Chuyển đổi số và Số hóa vẫn còn khác nhau ở các yếu tố như nhân tố con người, giá trị bền vững.

Nhân tố con người: Đầu tiên, đối với Chuyển đổi số, cả quy trình hoạt động và tất cả các nhân viên trong công ty từ ban lãnh đạo đến dàn nhân viên đều cần phải được cải tiến để trở nên linh hoạt hơn và am hiểu hơn về công nghệ. Trên thực tế: 4 trên 5 nhân tố giúp các doanh nghiệp có thể Chuyển đổi số thành công nằm ở các yếu tố con người: Khả năng lãnh đạo, khả năng xây dựng, tạo động lực cho nhân viên, giao tiếp và cuối cùng là cải thiện các công nghệ trong công cụ.

Giá trị bền vững: Thứ hai là, Chuyển đổi số chính là các nỗ lực mà cần phải được lên kế hoạch kỹ càng và tốn nhiều thời gian để có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất. Không giống như Chuyển đổi hóa, Chuyển đổi số không yêu cầu doanh nghiệp phải áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào việc vận hành hay bắt buộc phải có kết quá ngay lập tức. Chính vì vậy nên quy trình Chuyển đổi số sẽ bao gồm nhiều dự án Chuyển đổi hóa. Thêm vào đó, tính bền vững của Chuyển đổi số có thể được diễn ra ở nhiều nhân tố khác nhau như là sự tích hợp, và sự củng cố của các công nghệ, hay là các tư duy phát triển hướng đến khách hàng.

Nếu sử dụng dữ liệu số và số hóa được xem là bước đầu tiên và bước thứ hai, thì Số hóa chính là bước thứ 3 để giúp doanh nghiệp có thể bứt phá trong thời đại thương mại 4.0

Số hóa     

Định nghĩa: Tận dụng các dữ liệu được số hóa để cải tiến các quy trình của doanh nghiệp

Ví dụ: Việc mua bán hàng hóa chuyển từ mua bán trực tiếp sang giao dịch qua mạng, đi kèm với các dịch vụ vận chuyển

Quy trình: Quy trình tự động một nửa

Chuyển đổi số

Định nghĩa: Áp dụng một chuỗi các thay đổi trong công nghệ và con người và việc tái cấu trúc lại mô hình của doanh nghiệp, mà qua đó giúp doanh nghiệp hướng đến những cơ hội mới và giá trị mới.

Ví dụ: Với máy học và các công nghệ Big Data, Netflix có thể gợi ý nhũng loại phim dựa vào lịch sử xem phim của người dùng, để cải thiện các trải nghiệm của khách hàng.

Quy trình Quy trình hoàn toàn tự động

Tại sao thời điểm 2021 lại là thời điểm quan trọng của chuyển đổi số

Thứ nhất, những kỳ vọng khách hàng thay đổi nhanh chóng

Có rất nhiều yếu tố tác động đến sự thay đổi kỳ vọng của khách hàng nên A1 sẽ không trình bày rõ ràng ở bài viết này. Chúng ta cần đặt ra 1 câu hỏi: "Bạn hay doanh nghiệp cần làm gì để đáp ứng sự thay đổi đó?

Hãy tập trung mạnh mẽ vào việc thúc đẩy cá nhân hóa để hiểu được những kỳ vọng thay đổi nhanh chóng của khách hàng" bằng các công cụ Digital tuyệt vời luôn có sẵn ngày nay.

Thứ hai, sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt

Những tiến bộ trong việc Số hóa như máy tính cá nhân, internet, thiết bị di động, kênh xã hội và các tiến bộ gần đây trong AI chính là các cải tiến công nghệ quan trọng mà khiến cho những doanh nghiệp chậm chân phải thất bại.

Ví dụ như, ngày khải huyền của ngành bán lẻ xảy ra do sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, dẫn đế sự sụp đổ của hàng ngàn các công ty khác nhau. Nguyên nhân là do các công ty này không thể thích ứng được với sự phát triển của Thương mại điện tử.

Sự cạnh tranh đang ngày càng tăng cao và Chuyển đổi số chính là công cụ giúp các công ty không bị tụt lại phía sau. Tuy nhiên, 70% các dự án Chuyển đổi số đều thất bại. Khảo sát dưới đây từ Harvard cho thấy chỉ có 23% các công ty không phụ thuộc vào các sản phẩm hay các hoạt động công nghệ.

Cuối cùng, đó chính là làn sóng Covid

Một điều qua rõ ràng và rất thực tế, dịch Covid Đợt đã đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ Digital tự động và thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết vào sự chuyển đổi số vào các doanh nghiệp Việt Nam.

Làm sao để chuyển đổi số trong doanh nghiệp?

Để có thể áp dụng các quy trình chuyển đổi số thành công cần phải có một mô hình được thiết kế một cách hoàn hảo, để hướng dẫn bạn xuyên suốt quá trình Chuyển đổi số.

#1 Xác định mục tiêu của Chuyển đổi số

Các doanh nghiệp cần phải xác định mức độ Số hóa của bản thân, và cố gắng tự điều chỉnh trạng thái hiện tại và các mục tiêu kỹ thuật dài hạn cho chính họ. Các tổ chức không chỉ khác nhau về nhu cầu, mà còn có sự khác biệt tương đối về các mục tiêu chuyển đổi mà họ nhắm đến. Tuy nhiên việc xác định mục tiêu Chuyển đổi số cụ thể vẫn là một bước quan trọng để hướng tới sức mạnh tổng hợp của tổ chức.

#2 Đưa ra các chiến lược cho Chuyển đổi số

Các doanh nghiệp cần phải đưa ra một mục tiêu cụ thể và xây dựng một bản kế hoạch khả thi, phù hợp với trạng thái hiện tại của tổ chức. Công việc này sẽ bao gồm việc chọn ra các khu vực cần cải thiện và sau đó bắt đầu tích hợp các hệ thống kỹ thuật số vào những khu vực này. Mục tiêu của tổ chức cần phải là một quy trình theo từng bước. Các doanh nghiệp có thể dẫn đến thất bại nếu như cố gắng hoàn thành một bước nào một cách vội vàng.

#3 Xác định sự cần thiết của việc sử dụng các công nghê hỗ trợ

Các công nghệ hỗ trợ như IoT, phân tích, bộ nhớ Cloud, VR và AI là những tác nhân giúp doanh nghiệp có thể Chuyển đổi số thành công. Để biểt được công nghệ hỗ trợ nào sẽ phù hợp với tổ chức, thì các doanh nghiệp cần phải có các hoạt động nghiên cứu từng công cụ để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

#4 Các lãnh đạo cần phải có năng lực về công nghệ

Nếu như không có sự hỗ trợ từ các nhà lãnh đạo, thì khó có dự án nào có thể mang lại thành công. Để có thể Chuyển đổi số thành công thì các doanh nghiệp nên có một CIO,được hỗ trợ với một đội ngũ các nhà lãnh đạo, cũng như xem việc Chuyển đổi số là mục tiêu ưu tiên của doanh nghiệp.

#5 Đào tạo các nhân viên và tích hợp nền văn hóa kỹ thuật số xuyên suốt trong tổ chức

Các nhân viên có thể thích ứng với thay đổi tốt hơn, và các quy trình trong công ty cũng sẽ được vận hành một cách trơn tru hơn, khi doanh nghiệp có thể phổ cập được các kiến thức và nền văn hóa kỹ thuật số đến tất cả các phòng ban. Nếu như không có sự thay đổi về mặt văn hóa, các công ty sẽ bỏ lỡ các cuộc cách mạng về công nghệ tiếp theo và sau đó phải cần tốn nhiều nỗ lực mạnh mẽ để bắt kịp lại các xu hướng này. Những yêu cầu này sẽ dẫn đến một câu hỏi: " Doanh nghiệp phải thay đổi văn hóa như thế nào để có thể Chuyển đổi số thành công?".

Dưới đây là 3 thay đổi đặc biệt lớn đối với các công ty khi họ đã đạt được mục tiêu Chuyển đổi số:

- Nhanh chóng phản hồi với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng nhờ vào khả năng kết nối và phản ứng tốt hơn của doanh nghiêp giữa các phòng ban.

- Nhân viên được khuyến khích tự giải quyết các vấn đề

- Các nhân viên sẵn sàng chấp nhận rủi ro, và chấp học hỏi các kinh nghiệm từ những lần thất bại

5 yêu cầu doanh nghiệp cần có để có thể Chuyển đổi số thành công

Thử thách mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi áp dụng Chuyển đổi số

Có một số thử thách mà doanh nghiệp cần phải đối mặt để có thể thành công trong việc Chuyển đổi số, bao cách những vấn đề như làm sao để:

- Mở rộng quy mô, quản lý và bảo mật hàng tỷ giao dịch và zettabyte dữ liệu phức tạp được tạo ra bởi các dịch vụ và nội dung số;

- Quản lý hàng tỷ các thiết bị và máy móc, nhờ vào sự phát triển và kết nối ngày càng cao giữa con người và các thiết bị.

- Đơn giản hóa và tự động hóa các chức năng mạng và quy trình hoạt động; của tổ chức;

- Bảo mật và khai thác dịch vụ số và dữ liệu khách hàng, nhờ vào việc sử dụng các mô hình đăng ký và sử dụng.

- Tạo nên nhiều trải nghiệm cá nhân hóa, trải nghiệm sống thông qua các kênh kỹ thuật số.

5 Yếu tố cốt lõi các doanh nghiệp cần nắm khi chuyển đổi số

#1 Kết nối các trụ cột chính lại với nhau

Để đạt được thành công trong các quy trình Chuyển đổi số cần phải có 3 trụ cột chính – Sự phát triển mạng, doanh nghiệp số và các trải nghiệm khách hàng. Một khi mà các nỗ lực chuyển đổi của doanh nghiệp đã bao quát hết cả 3 trụ cột trên, thì họ sẽ có thể tăng kết nổi, kiếm được lợi nhuận từ các khách hàng của mình, để từ đó có thể tạo ra thêm nhiều các trải nghiệm số.

Ví dụ như, việc tối ưu các video trên Youtube không chỉ giúp tăng khả kiếm thêm lợi nhuận từ các video này cho Youtube và các nhà sáng tạo nội dung, mà còn giúp tăng trải nghiệm cho những người dùng khi xem video.

Việc quản lý và phân tích bảo mật tất cả các quy trình, chính sách và dữ liệu khách hàng xuyên suốt cả 3 trụ cột này sẽ giúp các doanh nghiệp nâng tầm tối đa các trải nghiệm số

#2 Tích hợp – Yêu cầu không thể thiếu

Việc tích hợp bộ nhớ Cloud, các công cụ truyền thông, các nền tảng và dịch vụ với các kiến trúc kỹ thuật, dựa trên dịch vụ và giao diện lập trình ứng dụng mở là việc vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là khi con người, thiết bị và các đồ vật ngày càng có khả năng kết nối, giao tiếp và chuyển đổi với nhau nhiều hơn.

Vì vậy nên các công ty cần phải đơn giản hóa, ảo hóa, tự động hóa việc tích hợp các chức năng mạng với các quy trình hoạt động của IT vào trong nhiều bộ nhớ đám mây khác nhau. Các doanh nghiệp cũng phải bao gồm tăng cường thêm nhiều lớp bảo mật để có thể hoàn chỉnh việc giám sát và tự khắc phục các chính sách bảo mật.

Và cuối cùng, các doanh nghiệp cần phải tích hợp việc lên kế hoạch phân bổ nguồn lực, trải nghiệm khách hàng và các nền tảng IoT, với việc kiếm lợi nhuận, thiết lập ứng dụng liên lạc, để có thể kết nối với toàn bộ doanh nghiệp của bạn – từ con người, quy trình, đến các thiết bị – để có thể nhanh chóng mang các dịch vụ số đến toàn bộ doanh nghiệp.

#3 Cung cấp một khái niệm chăm sóc trải nghiệm khách hàng hoàn chỉnh

Một doanh nghiệp số thành công là một doanh nghiệp mà đưa các trải nghiệm khách hàng thành các ưu tiên hàng đầu, vào trong suốt mọi quy trình và hoạt động của quá trình chuyển đổi số. Các doanh nghiệp sẽ cung cấp các trải nghiệm có ý nghĩa, phù hợp và được cá nhân hóa cho từng khách hàng, trong toàn bộ các vòng đời kết nối của họ với doanh nghiệp.

Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải có một cái nhìn toàn diện về trải nghiệm của từng khách hàng. Các thông tin này đến từ việc thu thập, phân tích, xử lý các loại dữ liệu ở từng điểm chạm của khách hàng, như là các hành vi trên website, ứng dụng điện thoại, kênh truyền thông, .. .

Bằng việc kết nối khách hàng với đúng kênh và đúng thời điểm, khả năng truy cập vào đúng dữ liệu và thông tin của khách hàng, nhanh chóng giải quyết các vấn đề cho khách hàng, trao quyền cho các nhân viên có thể giúp doanh nghiệp tạo ra các trải nghiệm khách hàng tốt hơn, ý nghĩa hơn và chủ động hơn. Những hoạt động này cũng sẽ giúp việc tiếp cận các khách hàng mới được tốt hơn và dễ dàng hơn.

#4 Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ số được cải tiến

Sự đổi mới chính là một nhân tố cần thiết cho việc thiết kế các dịch vụ số, nó có thể đến từ việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số hoàn toàn, hay một sản phẩm dịch vụ bằng các kênh kỹ thuật số. Nhưng dù thế nào thì khả năng linh hoạt của doanh nghiệp trong việc thiết kế các yêu cầu cải tiến cho khách hàng (giảm giá chéo sản phẩm, định giá dựa trên số lần mua hàng, .. )chính là ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp. Nói cách khác, các doanh nghiệp cần phải có khả năng phát triển linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi các điều kiện của thị trường.

Sự phát triển của việc phân tích dự đoán dựa trên AI, máy học, social listening, và big data giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp đưa ra cho các khách hàng những ưu đãi hấp dẫn dựa vào các hành vi trong quá khứ, phản ứng nhanh chóng với các sự thay đổi trong trên các kênh điện tử và giúp cung cấp cái nhìn thực tế về hiệu suất của doanh nghiệp.

#5 Nhanh chóng nắm bắt các cải tiến công nghệ mới nhất

Sự cải tiến trong việc mở rộng quy mô và độ tin cậy của Cloud, các nền tảng 4G/5G, AI, máy học đều là những phần giúp đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong việc Chuyển đổi số. Nhưng những cải tiến này cũng cần phải có thêm nhiều tài nguyên về quy mô, lưu trữ và bảo mật để có thể hoạt động một cách tốt nhât.

  • AI (Chatbot) có thể giúp doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm được cá nhân hóa và hoàn toàn tự động

  • Máy học có thể giúp người dùng trả lời được những câu hỏi mà họ cần, cũng như cung cấp các thông tin cho doanh nghiệp dựa trên các dữ liệu thu thập từ các thiết bị và ứng dụng.

  • Sinh trắc học (nhận biết cảm xúc và hành vi) giúp gia tăng độ cá nhân hóa trong việc kết nối khách hàng.

  • Công nghệ sản xuất dây chuyền giúp các hoạt động thanh toán, chia sẻ IoT và dữ liệu khách hàng, xác định và theo dõi quá trình mua hàng của khách hàng trở nên nhanh chóng và bảo mật hơn.


    Tiềm năng Chuyển đổi số tại Việt Nam


    So với Mỹ và Châu Âu, các quy trinh Chuyển đổi số ở các doanh nghiệp Việt Nam đơn giản hơn và có ít rủi ro hơn,


    Việt Nam đang có rất nhiều ưu điểm về Chuyển đổi số. Theo phó Giám đốc của Tibco, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng với tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến 6,5% cho năm 2020 và các năm tiếp theo.


    Sự phát triển của các tầng lớp trung lưu tại Việt Nam cũng phát triển nhanh nhất tại Động Nam Á, cho phép các ngành như tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có thể phát triển nhanh chóng.


    Việt Nam cũng đang có nguồn nhân lực về các mảng công nghê khi hiện tại đang có rất nhiều trường lớp đào tạo về IT, cung cấp một nguồn lực lớn về các nhân công công nghệ và nghiên cứu dữ liệu chất lượng cao.


    Các tổ chức đa quốc gia cũng đồng thời cung cấp các giải pháp, bao gồm IBM. Và trong thời gian tới, thị trường tại Việt Nam có thể đón nhận thêm các công ty công nghệ như Google và sự xuất hiện của công ty trong nước.


    Các quy trình Chuyển đổi số tại Việt Nam còn có sự xuất hiện của mạng lưới di động 5G ở 4 thành phố lớn là TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Hải Phòng.


    Top 10 Digital Transformation Trends năm 2020


    Vài năm gần đây, các dự báo về xu hướng Digital Transformation thường xoay quanh Cloud, Edge Compute, the IoT, AR…. Tuy nhiên sắp bước vào 2020 chúng ta sẽ nói nhiều hơn về: 5G, AI, advanced data analytics, những công nghệ lõi đã rất thông dụng và sẽ là nền tảng cho sự chuyển dịch kế tiếp


    1. 5G và Wifi tốc độ cao


    VN có lẽ là nước mà 3G và Wifi rẻ – tiện lợi nhất khu vực. Điều này cho phép các ứng dụng internet/ mobile thâm nhập mạnh mẽ vào cuộc sống. Hàng chục triệu người được thoải mái tận hưởng các tiện ích miễn phí, hoặc rẻ hơn hẳn so với trước đây: gọi điện, chat, gọi xe, đặt món, xem phim, nghe nhạc, giao , mua sắm….


    Điều đó kích thích người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm/ dịch vụ online, tạo động lực cho các startup sáng tạo nhiều giải pháp có tính ứng dụng rõ nét vào cuộc sống


    2. Phân tích dữ liệu chuyên sâu (advanced analytics) sẽ là chìa khoá tạo ra năng lực cạnh tranh


    Các doanh nghiệp sẽ đầu tư mạnh mẽ hơn vào các hoạt động thu thập dữ liệu người dùng, và đào sâu phân tích để tìm ra các insights để ra quyết định. Các nền tảng analytics hiện nay đang phát triển khá mạnh mẽ và cho phép ngay cả những doanh nghiệp nhỏ cũng có thể sử dụng.


    Kinh doanh cảm tính và ra quyết định thiếu cơ sở sẽ rất khó tồn tại, trong bối cảnh các doanh nghiệp khác đang tận dụng các công cụ phân tích Dữ liệu để nắm bắt vấn đề và khám phá cơ hội tăng trưởng. Đó là lí do giải thích cho các thương vụ hợp nhất năng lực phân tích dữ liệu trong thế giới công nghệ gần đây, như Salesforce mua Tableau, hay Microsoft phát triển Power Platform.


    Các cty Công nghệ lớn đều đánh giá rằng tương lai chính là Data — đặc biệt là, khả năng xử lí real-time. Do vậy, dù bạn kinh doanh ở bất kì lĩnh vực nào, analytics chắc chắn sẽ là một trong những phần quan trọng nhất của digital transformation trong năm 2020.


    Bonus Insight: Chúng tôi nhận thấy làn sóng đầu tư và tăng trưởng mạnh mẽ từ các startup như Alteryx, Splunk, SAS và Qlik và Tibco, trong khi đó những đại gia tiếp tục tìm kiếm các thương vụ mua bán sáp nhập như Salesforce vừa thực hiện với Tableau


    3. AI và Machine Learning nhân sức mạnh gấp bộ cho data analytics


    Song song với việc đầu tư vào Analytics, bạn cũng nên đầu tư vào AI và machine learning nhằm ứng dụng sức mạnh từ dữ liệu vào các hoạt động kinh doanh. Giá trị của AI và machine learning đối với data analytics ở khả năng chiết xuất thông tin một cách: tốc độ (speed), quy mô lớn (scale), và thuận tiện ( convenience).


    Tốc độ và scale tức là khả năng tự động hoá việc phân tích tự động trên tập dữ liệu vô cùng lớn, so với việc dùng chuyên gia làm thủ công. Nhờ có AI và machine learning, các tập dữ liệu phức tạp nhất giờ đây có thể phân tích trong tích tắc. Điều này không chỉ bởi máy tính đã mạnh hơn nhiều lần, mà bởi thuật toán AI /machine learning algorithms trở nên đặc biệt hiệu quả trên khía cạnh phân tích dữ liệu, cộng với việc phân tích có thể scale trên cloud.


    Một điểm thuận tiện nữa, AI/ machine learning ứng dụng trong analytics tools sẽ giúp chúng trở nên trực quan, dễ hiểu và tin cậy hơn. 2019 đã chứng kiến ứng dụng mạnh mẽ của chúng, 2020 sẽ còn đáng kì vọng hơn nữa khi tốc độ và tính chính xác sẽ được nâng lên vài bậc


    4. Conversational AI trở nên phổ cập


    Chúng ta biết rằng Siri vẫn còn loay hoay và gần như không thể dùng voice-to-text để thực hiện một đoạn hội thoại. Nhưng tôi tin rằng sẽ có ít nhất một vài hình thức giao tiếp AI (conversational AI) có ứng dụng hiệu quả trong năm 2020. Ở mảng phần mềm, các dự án như Microsoft Conversational AI đang được xây dựng quyết liệt để tạo ra platforms đủ sức lắng nghe, hiểu được cả cuộc hội thoại phức tạp, nắm bắt được cảm xúc và tự tiến hoá theo thời gian.


    Ở mảng phần cứng, chipsets và SOCs cho các thiết bị thông minh  đang trở nên rất tốt trong việc nhận diện tiếng người trong môi trường ồn ào và xử lí ngôn ngữ tự nhiên đặc biệt chính xác real time. Liệu chúng ta sẽ nhìn thấy những tiến bộ vượt bậc về consumer tech trong 2020? Có lẽ chưa , nhưng tôi tin rằng nền tảng cho sự phát triển của thế hệ mới về  conversational AI sẽ được xác lập trong năm tới.


    P/S: ở VN, vài năm gần đây rộ lên chatbot AI và các ứng dụng Text-to-voice, voice-to-text…., Chúng đã được ứng dụng khá hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ Topica giảm 50% chi phí gọi điện xác nhận khoá học nhờ việc dùng Tổng đài gọi tự động; hay Harafunel đang được hàng chục ngàn shop dùng để chốt khách, chăm khách. Một case study khác đáng chú ý là chatbot Pika của FPTShop, các bạn xem ở đây: Brandsvietnam


    5. XaaS, UX/CX, và privacy


    Digital Transformation không phải chỉ là ứng dụng Công nghệ vào kinh doanh. Chuyển hoá chính nội tại doanh nghiệp mới là cốt lõi. Có rất nhiều công cụ mạnh mẽ để thực hiện việc đó, ở đây tôi chia sẻ 3 nhóm sẽ nổi lên trong năm 2020: XaaS (everything as a service), UX/CX (User/Customer Experience), và digital privacy


    XaaS


    Everything-as-a-Service sẽ tiếp đà bùng nổ từ  2019 trong lĩnh vực phần cứng. Hewlett Packard Enterprise thông báo họ sẽ cung cấp mọi thứ trong danh mục sản phẩm theo dạng dịch vụ từ  2022. Đây là ví dụ nổi bật để chỉ ra rằng hầu như mọi on-prem providers đang dịch chuyển theo hướng này.


    Chúng ta tiếp tục thấy sự tiến hoá của onsite, off-side, cloud, hybrid…, "big IT" sẽ tiến tới on-premises as-a-Service, bên cạnh big data, analytics, blockchain….. Everything as a Service đã phát triển trong vài năm qua, và 2020 là năm mà chúng trở nên phổ cập.


    User and Customer Experience


    Thành công của digital transformation gắn liền với to user and customer experience (UX/CX). Sự phát triển của viễn thông (5G, WiFi 6), năng lực tính toán (cloud, edge, machine learning), smart automation (RPA, AI), và giao tiếp trực diện (conversational AI, gesture analysis, AR) sẽ khiến 2020 thành điểm bùng nổ của UX /CX trên khắp các lĩnh vực, từ retail và hospitality tới transportation và healthcare.


    P/S: ở VN, chúng ta vẫn còn rất mới trong khía cạnh CX/ UX, tuy nhiên một số case điển hình có thể tham khảo là Thegioididong, Tiki, The coffee house luôn đem lại cho khách hàng cảm giác thoải mái thuận tiện nhất khi tương tác trên mọi điểm chạm


    Digital Privacy


    Nhờ sự cố rò rỉ dữ liệu của các đại gia công nghệ gần đây (như Facebook) cho ra đời các bộ luật như EU's General Data Protection Regulation. Chúng ta thấy các cty công nghệ sẽ nghiêm túc hơn về bảo mật dữ liệu và an toàn dữ liệu trong  2020. Tôi hi vọng các cty sẽ xây dựng privacy and transparency như là một phần giá trị của brand, cho phép người dùng tham gia hoặc từ chối các hoạt động thu thập dữ liệu, thay vì mập mờ như trước đây.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây