6 tháng đầu năm 2014: Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề đạt 74,51%

Thứ hai - 04/08/2014 00:00 48 0
Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được triển khai, tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

 

 

Qua đó, đã phổ cập nghề, tạo điều kiện cho lao động nông thôn có một nghề phù hợp với khả năng, sức lao động, sát với nhu cầu thực tế ở địa phương; giúp cho lao động nông thôn tăng năng suất lao động hoặc có thêm việc làm, cải thiện đời sống, có thu nhập cho gia đình, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế tệ nạn xã hội ở địa phương.

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện theo mô hình dạy nghề tập trung theo địa bàn dân cư, phương pháp dạy nghề áp dụng giữa lý thuyết và thực hành trên cây trồng, vật nuôi thuộc ngành nghề đang học.

6 tháng đầu năm 2014, tỉnh Tây Ninh đã tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn được 82 lớp, 2.519 học viên, 15 nghề (nông nghiệp: 68 lớp/2.119 học viên, phi nông nghiệp: 14 lớp/400 học viên) đạt 42,19% so với kế hoạch 182 lớp, 5.967 học viên, 26 nghề (nông nghiệp: 21, phi nông nghiệp: 5).

Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề đạt 74,51% (1.105/1.483 người). Trong đó đa số là tự tạo việc làm.

Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm 2014, kinh phí sử dụng cho hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề là 1.649.433.640 đồng – đạt 23,94 so với kế hoạch 6.891.905.000 đồng, trong đó kinh phí trung ương giải ngân là 1.279.044.140 đồng – đạt 29,57% so với kế hoạch 4.325.990.000 đồng,  Kinh phí địa phương giải ngân 370.389.500 – đạt 14,44 % so với kế hoạch 2.565.915.000 đồng).

Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg được triển khai quy mô, đồng loạt và tập trung. Công tác đào tạo nghề đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của lao động nông thôn. Qua đào tạo nghề, trang bị cho lao động nông thôn có tay nghề nhất định, am hiểu được khoa học kỹ thuật, tự tạo việc làm hoặc tìm việc làm để góp phần cải thiện đời sống, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người lao động. Học nghề gắn liền với sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn có trình độ văn hóa thấp tham gia học nghề.

Việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa.

Tuy nhiên, theo Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTG, công tác dạy nghề cho LĐNT trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nhận thức của một số lao động nông thôn về học nghề và việc làm còn hạn chế nhất định, nên việc mở các ngành nghề phi nông nghiệp chưa đạt kế hoạch. Số lao động thuộc họ nghèo, cận nghèo ít tham gia học nghề do lo kiếm thu nhập hàng ngày, có hộ còn ỷ lại, trông chờ hộ nghào phải có tiêu chuẩn cao hơn hộ bình thường mới đi học. Công tác thông tin tuyên truyền chưa làm được thường xuyên, liên tục hiệu quả còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có nơi, có lúc chưa được đồng bộ. Công tác giải quyết việc làm cho học viên sau khi học nghề còn khó khăn nhất định. Công tác giải ngân nguồn vốn còn chậm. Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên.

MN

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây