Mặt trận với công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2011-2012)

Thứ năm - 13/06/2013 00:00 30 0
Từ năm 2011 đến nay, hưởng ứng phong trào thi đua“Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” do tỉnh phát động và thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBTWMTTQVN, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh đã xây dựng đề án “Tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động TDĐKXDĐSVH ở KDC trong giai đoạn mới”, gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM); qua hai năm triển khai đã đạt được một số kết quả như sau:

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới, trong đó muốn thành công phải có sự đồng thuận và góp sức của nhân dân, chính từ đó phải làm cho dân hiểu, dân thông về ý nghĩa cũa của việc xây nông thôn mới. Hàng năm Mặt trận (MT) tỉnh đều có tổ chức tập huấn cho tuyên truyền viên, báo cáo viên là cán bộ MT từ cấp huyện đến cấp xã; bên cạnh đó, đã chỉ đạo, hướng dẫn MT các huyện, thị mở 28 lớp tập huấn, hướng dẫn nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cho cán bộ MT, kết quả có 100% cán bộ MT xã, Trưởng Ban công tác MT ấp tham dự; phát động phong trào thi đua “Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” trong các tầng lớp nhân dân (tập trung ở 25 xã điểm). Ngoài ra còn kết hợp cùng Đài PT- TH tỉnh, Báo Tây Ninh và các ngành liên quan tuyên truyền trên sóng loa, trạm truyền thanh xã, ấp được 851 giờ 50 phút, cấp phát 13.907 tài liệu tuyên truyền về xây dựng NTM đến tận Tổ dân cư tự quản (DCTQ)…

  Chỉ đạo Mặt trận các xã (nhất là các xã điểm) tổ chức họp dân để được dân tham gia góp ý kiến về quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. Cùng với tham gia góp ý quy hoạch, nhân dân các KDC đã hiến trên 51.000m2 đất, trên 46.000 ngày công và trên 12 tỷ đồng để sửa chửa, nâng cấp 51, 97 km đường giao thông nông thôn, nạo vét, sửa chữa, lắp đặt mới 73 cầu, cống qua đường, phát hoang, vệ sinh làm sạch đẹp đường làng, ngõ xóm trên 34,79 km…điển hình là nhân dân xã Thanh Điền, huyện Châu Thành đã hiến 25.202m2 ; nhân dân xã Long khánh, Lợi Thuận, huyện Bến Cầu cũng đã tự nguyện hiến 26.052 m2 đất để làm 2.171 mét kênh tiêu nội đồng, các địa phương khác đóng góp trên 10.689 ngày công để nạo vét, sửa chữa, nâng cấp trên 181 km kênh mương tưới, tiêu góp phần cùng nhà nước từng bước kiên cố hóa hệ thống thủy lợi ở địa phương; nhiều địa phương khác với sự tuyên truyền, vận động của MT, chính quyền và các đoàn thể nhân dân cũng đã có nhiều đóng góp thiết thực.

Đặc biệt, để góp phần xây dựng NTM, hai năm qua MT đã vận động các doanh nghiệp, các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh, các tầng lớp nhân dân ở các khu dân cư đã tích cực đóng góp, hỗ trợ hàng ngàn ngày công, vật liệu để xây nhà ĐĐK cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở, MT và tổ chức đoàn thể các cấp đã xây và bàn giao 2.514 căn nhà ĐĐK cho hộ nghèo, trị giá trên 79,65 tỷ đồng (2011 xây 1813 căn trị giá 48,32 tỷ đồng, 2012 xây 701 căn trị giá 31, 33 tỷ đồng).

MT các xã và Ban vận động các KDC-AVH còn phối hợp cùng các ngành chức năng tổ chức trên 20 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho người dân ở KDC, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng giá trị kinh tế cao, hỗ trợ vốn cho người dân sản xuất, chăn nuôi và 2 năm qua đã có trên 4.350 hộ giàu, khá giúp vốn, giống, phương tiện sản xuất không tính lãi cho 4.629 hộ nghèo có điều kiện làm ăn với số tiền gần 8,9 tỉ đồng, tạo điều kiện giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo ở toàn tỉnh  hiện nay xuống còn 4,89 %. (hộ nghèo 2,61%, cận nghèo 2,28%.).

     Mặt trận cùng với các tổ chức thành viên ở địa phương tham gia nhiều hoạt động chăm lo sự nghiệp giáo dục như: Vận động trẻ em đến tuổi ra lớp 1. Duy trì phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở 100% huyện, xã toàn tỉnh; vận động học sinh bỏ học ra lớp, giúp đỡ học sinh nghèo có điều kiện đến lớp, tặng 37.844 xuất học bổng, 130 xe đạp, trên 40.000 quyển tập với số tiền trên 12,4 tỷ đồng và hàng năm đều có hỗ trợ 300 xuất học bổng ( 500.000 đ/xuất) cho học sinh nghèo các huyện thị trong tỉnh …

       Phối hợp vận động các nhà tài trợ khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho 457.186 lượt người nghèo trị giá trên 8,64 tỷ đồng; thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân ăn chín, uống sôi, ngủ mùng, xử lý rác thải, nước ao tù, phòng ngừa dịch bệnh, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào nghèo được quan tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu.

     Phối hợp ngành y tế vận động người dân mua bảo hiểm y tế đạt 38,85.%, các KDC tuyên truyền thực hiện kế hoạch hóa gia đình 382.145 lượt người, vận động áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại 147.042 người trong độ tuổi sinh đẻ…

     Các danh hiệu của cuộc vận động như: Gia đình văn hóa, ấp văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả, Năm 2012 toàn tỉnh có 476/532 ấp (kp) được công nhận danh hiệu ấp (kp) văn hóa (tỉ lệ 89,47%), có 264.625/272.150 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa (tỉ lệ 97,23%). Phong trào nêu gương “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “người lớn gương mẫu trẻ em chăm ngoan”, “Gương người tốt việc tốt” đã trở thành hoạt động thường xuyên ở nhiều địa phương, đem lại giá trị tinh thần và ý nghĩa giáo dục sâu sắc ở các khu dân cư.

    Công tác vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường đã xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả như: mô hình hộ dân thực hiện tốt việc thu gom xử lý rác thải sinh hoạt gia đình của xã Cầu Khởi –DMC; mô hình giữ gìn lòng rạch Tây Ninh sạch đẹp của Thị xã; mô hình hộ dân đảm bảo 3 công trình vệ sinh (Nhà tắm, hố xí, giếng nước) của  xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, các mô hình đang được phát huy…

Các phong trào vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, ma túy, buôn bán người, cũng được Mặt trận các cấp quan tâm thực hiện; thông qua phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2012 người dân đã cung cấp cho các ngành chức năng 129 nguồn tin có giá trị; ngày càng xuất hiện nhiều gương quần chúng nhân dân trực tiếp tham gia bắt cướp, trộm cắp tài sản công dân; phối hợp giáo dục cảm hóa 139 đối tượng tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội tại cộng đồng dân cư; qua đó đã góp phần kiềm chế và kéo giảm tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM của Mặt trận trong thời gia qua cũng còn có những khó khăn,hạn chế như sau:

Nhận thức về mục đích, ý nghĩa, nội dung xây dựng NTM của một bộ phận cán bộ Mặt trận các cấp còn hạn chế và chưa được tập huấn, hướng dẫn thường xuyên, hơn nữa tài liệu tuyên truyền ít và không kịp thời nên công tác tuyên truyền kết quả chưa cao.

Tiến độ triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới của tỉnh còn chậm, các khâu, các ngành liên quan phối hợp không đồng bộ, còn lỏng lẻo, nên không phát huy được sức mạnh tổng hợp chung, kể cả trong công tác tuyên truyền vận động, nên kết quả còn hạn chế.

Vai trò của MTTQ một số huyện, xã trong tham gia xây dựng nông thôn mới chưa thể hiện  rõ nét, chưa nắm vững những công việc của Mặt trận tham gia xây dựng nông thôn mới, có nơi còn lúng túng, chưa chủ động nhập cuộc nên kết quả đạt được còn hạn chế.    

Thực tiễn tham gia xây dựng nông thôn mới MTTQVN tỉnh rút ra một số kinh nghiệm bước đầu như sau:

- Chủ thể xây dựng nông thôn mới là người dân, muốn xây dựng nông thôn mới thành công, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân và cán bộ tham gia xây dựng NTM phải nắm vững những công việc cụ thể của địa phương trong xây dựng NTM, để tiến hành tuyên truyền, vận động người nhân tham gia.  

- Cần cũng cố và phát huy vai trò của Ban Công tác MT ấp (kp), Tổ DCTQ, các chi hội đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động người dân, huy động các nguồn lực cộng đồng tham gia thực hiện các công trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra ND, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công trình xây dựng NTM ở địa phương theo hướng công khai, minh bạch.  

- Nhân rộng các mô hình mới, các gương người tốt việc tốt trong tham gia xây dựng NTM ở các địa phương trong tỉnh để tạo sức mạnh lan toả.

Phải phát huy mạnh vai trò của người chủ trì, chỉ đạo các ngành cùng vào cuộc một cách đồng bộ và nên tổ chức nghiên cứu giao cho nhiều ngành, đơn vị, doanh nghiệp cùng đỡ đầu 1 xã xây dựng nông thôn mới.

Hỗ trợ kinh phí ngay từ đầu năm và biên soạn tài liệu ngắn gọn dể hiểu và nhất là những thông tin về các chỉ tiêu, công trình dự án của xã cần huy động nhiều sức dân để tuyên truyền vận động người dân ở KDC, tổ DCTQ thông hiểu và tham gia xây dựng NTM hiệu quả.

Tóm lại: Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn nhằm nâng cao đời sống nông dân và nông thôn, đưa đất nước tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mặt trận với vai trò của mình cùng với các đoàn thể cần thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, làm cho nhân dân hiểu và cùng chung tay, góp sức vào xây dựng nông thôn mới và coi đó là nhiệm vụ chính trị của mình.

Nguyên Khôi (MTTQ tỉnh Tây Ninh)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây