Công tác phát triển sản xuất đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo (chuẩn Trung ương) từ 7,47% năm 2011 xuống còn 4,89% trong năm 2012. Trong ảnh, nông dân xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng thu hoạch ớt. |
Tỷ lệ bình quân số tiêu chí tăng thêm 6 tiêu chí/xã, tăng 3 tiêu chí so với 2011. Trong đó huyện Gò Dầu có mức tăng cao nhất, tỷ lệ bình quân 8 tiêu chí/xã, tăng 4 tiêu chí so với 2011. Riêng đối với 25 xã điểm, mỗi xã tăng bình quân 3 tiêu chí, đặc biệt có xã Bến Củi (Dương Minh Châu), Phước Trạch (Gò Dầu) tăng 7 tiêu chí; 17 xã đăng ký với Trung ương đạt chuẩn năm 2015 và 9 xã (trong 25 xã điểm) ưu tiên trọng điểm đầu tư năm 2013 - 2014, mỗi xã tăng bình quân 4 tiêu chí.
Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình trong 2 năm qua khoảng 999,840 tỷ đồng, gồm vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 953,148 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 46,692 tỷ đồng. Trong đó, vốn doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác 38,199 tỷ đồng. Đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào đóng góp xây dựng nông thôn mới như nhân dân xã Lộc Hưng (Trảng Bàng) cải tạo hệ thống kênh mương với kinh phí 135 triệu đồng; ông Đặng Hữu Nghĩa hỗ trợ 8 tỷ đồng xây dựng Trường mầm non xã Hiệp Tân (Hoà Thành); ông Trần Văn Ngon (xã Tân Hoà, Tân Châu) hiến 4800m2 đất xây dựng nhà văn hoá ấp Cây Khế; nhân dân xã Tân Hội (Tân Châu) góp vốn và ngày công sửa chữa, nâng cấp 2.700m đường giao thông nông thôn với kinh phí 590 triệu đồng; 08 xã của huyện Gò Dầu huy động nhân dân được 2,0743 tỷ đồng để nâng cấp, dặm vá 60 tuyến đường giao thông nông thôn có tổng chiều dài 34.390m; xã An Hoà (Trảng Bàng) vận động nhân dân đóng góp khai hoang, lập nền hạ 02 tuyến đường ấp An Thới với kinh phí 580 triệu đồng…
Thực hiện tổng cộng 30 mô hình, dự án trình diễn như: mô hình nhân giống lúa chất lượng, sản xuất dưa leo an toàn, rau an toàn, chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học, nuôi thâm canh cá rô đồng... Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 12 mô hình, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo hỗ trợ 6 mô hình, Chương trình Khuyến nông 14 mô hình; Chương trình phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ do Sở KH-CN phối hợp với Hội Nông dân và Tỉnh đoàn tổ chức 54 lớp đào tạo, tập huấn cho 1.457 học viên với kinh phí 1.072 triệu đồng, trong đó nhiều mô hình đã được triển khai ứng dụng tại các xã điểm: Ninh Thạnh, Phước Ninh, Thanh Điền, Long Khánh, Tiên Thuận; Quỹ giải quyết việc làm hỗ trợ tại xã Bến Củi mô hình nuôi dông đất 400 triệu đồng; xây dựng điểm mô hình sản xuất rau an toàn tại các xã: Long Khánh, Tiên Thuận (Bến Cầu); Chà Là (Dương Minh Châu) và Ninh Thạnh (Thị xã) theo Quy hoạch sản xuất phát triển và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Hiện nay mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa theo hướng VietGap và cánh đồng mẫu lớn ngày càng khẳng định hiệu quả kinh tế xã hội với sự tham gia của doanh nghiệp (Công ty phân bón Bình Điền). Đến cuối năm 2012 diện tích mô hình được thực hiện đạt 1.760,6ha cho 1.348 hộ thuộc 6 xã điểm: Phước Trạch, Bàu Đồn (Gò Dầu), Thanh Điền (Châu Thành), Chà Là (Dương Minh Châu), Long Thành Trung (Hòa Thành), Tiên Thuận (Bến Cầu). Đây là cơ sở cho việc hình thành các vùng chuyên canh lúa cao sản với diện tích lớn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo UBND tỉnh, vẫn còn một số hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới. Nhận thức của một bộ phận người dân và một số cán bộ, công chức, đơn vị về xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ; công tác chỉ đạo ở một số các cấp, các ngành còn lúng túng; chất lượng quy hoạch, đề án còn hạn chế.
Trong công tác tuyên truyền, vận động, một số cơ quan, địa phương thực hiện chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, kịp thời, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, thiếu tuyên truyền trực quan; phong trào xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương chưa sôi động.
Nguồn lực thực hiện Chương trình còn ít trong khi nhu cầu để thực hiện một số tiêu chí (giao thông, thuỷ lợi) rất lớn, một số nơi chưa thật coi trọng việc phát triển sản xuất, chưa có nhiều mô hình phát triển sản xuất để học tập và khi có mô hình rồi thì công tác nhân rộng còn chậm. Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn quá ít.
Đội ngũ cán bộ của các ngành, các cấp còn hạn chế về trình độ chuyên môn, kiến thức kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới (thiếu chuyên trách, chủ yếu kiêm nhiệm). Kết quả đạt các tiêu chí do cấp xã tự đánh giá, chưa được kiểm tra, đánh giá của các ngành chức năng.
Nhiều tuyến đường giao thông được đầu tư xây dựng. (ảnh minh hoạ) |
Sắp tới, trong dịp sơ kết 2 năm xây dựng nông thôn mới, Ban chỉ đạo xây dựng tỉnh sẽ thảo luận đề ra các giải pháp trọng tâm trong năm 2013, trong đó nhấn mạnh đến việc chọn các xã trọng điểm tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hoá), các tiêu chí còn lại do xã tổ chức vận động nhân dân thực hiện để đến cuối năm 2014 cơ bản có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến năm 2015 phấn đấu cơ bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở 17 xã điểm đăng ký với Trung ương.
Các xã được chọn để tập trung đầu tư năm 2013, 2014 tăng ít nhất 3 tiêu chí, trong đó các tiêu chí lồng ghép và cần ít vốn đầu tư do xã tổ chức vận động nhân dân thực hiện để đạt các tiêu chí (TC): TC 12-Cơ cấu lao động, TC 13-Hình thức tổ chức sản xuất, TC 15-Y tế, TC 17-Môi trường, TC 18-Hệ thống chính trị vững mạnh, TC 19-An ninh trật tự xã hội…
Các xã còn lại trong 17 xã đăng ký với Trung ương (8 xã) tăng thêm ít nhất 2 TC. Trong đó cần tập trung đạt TC 9-Nhà ở, TC 15-Y tế, TC 17-Môi trường, TC 18-Hệ thống chính trị vững mạnh. Phấn đấu tất cả các xã còn lại đạt trên 5 tiêu chí (nhóm 4), không còn xã thuộc nhóm 5 (dưới 5 tiêu chí). Hoàn thành công tác lập quy hoạch xã nông thôn mới (quy hoạch chung) đạt 82/82 xã (100%) vào ngày 30.6.2013; Hoàn thành công tác lập đề án xây dựng nông thôn mới đạt 82/82 xã (100%), trong đó phê duyệt ở 25 xã điểm vào ngày 30.6.2013; Hoàn thành 100% công tác bồi dưỡng cán bộ xây dựng NTM thuộc 17 xã điểm đăng ký với Trung ương.
Theo BTNO