Tổ chức đào tạo nghề phải gắn thực hành và nơi sản xuất

Thứ năm - 16/07/2015 18:00 41 0
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký ban hành Quyết định 971/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Theo đó, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 sẽ có khoảng 6 triệu lao động nông thôn được đào tạo. Trong đó, khoảng 5.500.000 lao động nông thôn được học nghề (1.400.000 người học nghề nông nghiệp; 4.100.000 người học nghề phi nông nghiệp; ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất, thu nhập cao hơn"). Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn."

Theo Quyết định  971/QĐ-TTg ngày 1/7/2015, đối tượng của Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" là lao động nông thôn từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), 55 tuổi (đối với nữ), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, bao gồm:  Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã; Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi.

Trong các đối tượng nêu trên, ưu tiên đào tạo nghề cho người lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, ngư dân.

Để đảm bảo tăng tính khả khi, giúp người lao động dễ tiếp cận hơn với việc làm, QĐ 971/QĐ-TTg là quy định tổ chức đào tạo nghề (bao gồm cả đào tạo nghề nông nghiệp và đào tạo nghề phi nông nghiệp) phải gắn thực hành và nơi sản xuất. Cụ thể, việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn (bao gồm cả đào tạo nghề nông nghiệp và đào tạo nghề phi nông nghiệp) chủ yếu là dạy thực hành và được thực hiện tại nơi sản xuất. Thời gian đào tạo phải phù hợp với nghề đào tạo, đặc điểm của quy trình sản xuất, quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi ở từng vùng, từng địa phương và phù hợp với nhu cầu của người học.

Các nghề đào tạo cho lao động nông thôn phải đa dạng, cụ thể, theo nhu cầu của người học và thực tiễn sản xuất; từ đào tạo một công đoạn, một kỹ năng nghề nhất định, đến đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ một cách đầy đủ, toàn diện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra phải tổ chức lồng ghép, huy động các nguồn lực trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn một cách linh hoạt, phù hợp giữa các đề án, chương trình, nhất là chương trình phổ biến, nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho cộng đồng; giữa các chính sách khác nhau, các đối tượng đào tạo, các địa phương; lồng ghép với các vấn đề về giới, về môi trường, văn hóa, xã hội kiến thức kinh doanh linh hoạt, phù hợp với đối tượng người học trong quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.  

Thu hút các cơ sở có đủ điều kiện tham gía đào tạo nghề cho Ịao động nông thôn, không phân biệt cơ sở công lập hay ngoài công lập. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động;

Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo các mô hình đã thí điếm có hiệu quả; đào tạo nghề tại doanh nghiệp, vùng chuyên canh, xã xây đựng nông thôn mới, làng nghề. Tiếp tục nhân rộng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, gắn đào tạo nghề với hỗ trợ vốn sản xuất, tạo việc làm cho lao động nông thôn."

MN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây