UBND tỉnh chỉ đạo đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020

Thứ sáu - 22/05/2015 15:00 29 0
Ngày 20/5/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành công văn số 1397/UBND-VX yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện một số nội dung sau:

Ngày 06/5/2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 964/QĐ-UBND  về việc ban hành Danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn tỉnh Tây Ninh trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Thực hiện Công văn số 163/TB-VPCP ngày 07/5/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", Ngày 20/5/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành công văn số 1397/UBND-VX yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện một số nội dung sau:

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc và có khả năng thu nhập cao hơn sau học nghề; từ đào tạo một công đoạn, một kỹ năng nghề nhất định đến đào tạo cấp bằng, chứng chỉ nghề một cách đầy đủ, toàn diện; hỗ trợ chi phí đào tạo cho người học nghề thông qua cơ sở đào tạo, chỉ hỗ trợ trực tiếp (tiền ăn, tiền đi lại) cho người học thuộc một số đối tượng ưu tiên như người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động nữ bị mất việc làm; bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn, không phân biệt cơ sở công lập hay ngoài công lập nếu đáp ứng các điều kiện dạy nghề, nhất là về giáo viên, chương trình, thiết bị dạy nghề; phối hợp với Sở Tài chính tham khảo định mức chi phí đào tạo đối với các nghề đã được địa phương khác quy định nếu thấy phù hợp, đáp ứng các quy định; tăng cường công tác tư vấn đối với lao động nông thôn trong việc lựa chọn nghề để học và có điều kiện làm nghề sau khi học; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Đề án 1956 ở các cấp.

Thực hiện việc lồng ghép với các đề án như Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm gia đoạn 2010-2015" được phê duyệt tại Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; Quỹ hỗ trợ nông dân; quỹ quốc gia giải quyết việc làm; Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,….giữa các đối tượng đào tạo, các địa phương; lồng ghép với các vấn đề về giới, về môi trường, văn hóa, xã hội, kiến thức kinh doanh trong quá trình đào tạo nghề để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực; cơ quan chủ trì thực hiện chương trình, dự án, đề án khác ở các địa phương trên địa bàn tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước để dạy nghề cho lao động nông thôn phải tổ chức thực hiện đúng các quy định về dạy nghề và báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo Đề án 1956 cấp tỉnh, chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả dạy nghề trong chương trình, dự án, đề án.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chủ động đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động; kiên quyết không để các cơ sở đào tạo không đủ điều kiện, tổ chức kém hiệu quả tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn; tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án 1956 và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn; chú trọng việc thông tin, tuyên truyền trực tiếp cho lao động nông thôn trong quá trình đào tạo; khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức thông tin rộng rãi về những người lao động của mình đã thành công sau học nghề.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây