Nhằm tập hợp trí tuệ, phát huy tinh thần dân chủ, tâm huyết, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần nâng cao chất lượng văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 1548/BTTTT-TTCS ngày 21/5/2015; Công văn số 2578/VP-VX ngày 29/5/2015 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở cơ sở về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Văn bản hướng dẫn số 129-HD/BTGTU ngày 01/6/2015 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về việc hướng dẫn nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng. Tây Ninh tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào các dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng được tiến hành từ ngày 05/10/2015 đến ngày 20/11/2015.
Việc tổ chức thảo luận, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng phải được tiến hành chặt chẽ, khoa học, vừa phát huy được trí tuệ của các tầng lớp nhân dân, vừa phòng ngừa các thế lực xấu lợi dụng để xuyên tạc, chống phá Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội XII của Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Nội dung thảo luận, góp ý kiến các dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng bao gồm: Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội XII của Đảng; Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020.
Việc góp ý kiến các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng phải tập trung vào những vấn đề lớn, quan trọng:
Đối với Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội XII của Đảng tập trung thảo luận, góp ý kiến về những nội dung chính: Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI (2011-2015) và nhìn lại 30 năm đổi mới (1986-2016); mục tiêu nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước trong 5 năm tới (2016-2020); đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công ngiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hiện thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển văn hóa xây dựng con người; quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tăng cường quản ký tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới; nâng cao hiệu quả đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Đối với Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 cần tập trung thảo luận, góp ý kiến về các nội dung chính: Bối cảnh quốc tế, tình hình đất nước trước và sau Đại hội, báo cáo nêu đã sát và phù hợp với tình hình thực tiễn chưa; dự thảo báo cáo đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém đã đầy đủ và phản ánh đúng với thực tế chưa; dự thảo bối cảnh khu vực quốc tế, cơ hội thách thức và tác động đến phát triển kinh tế xã hội nước ta trong thời gian tới; để tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới, các quan điểm phát triển trong dự thảo báo cáo đã thể hiện rõ và phù hợp chưa; mục tiêu tổng quát trong dự thảo báo cáo đã đảm bảo tính bao quát và khả thi chưa; đề nghị cho y kiến về các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế xã hội, môi trường trong dự thảo báo cáo; cho ý kiến về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội nêu trong dự thảo báo cáo.
Thông qua các dự thảo báo cáo đã được nêu, nhân dân thảo luận, góp ý kiến cho các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng bằng các hình thức: Gửi ý kiến đóng góp tới các cơ quan báo chí; gửi ý kiến đóng góp tới cấp ủy đảng các cấp hoặc gửi trực tiếp về Trung ương; góp ý kiến trực tiếp tại các hội nghị lấy ý kiến nhân dân, các buổi sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức chính trị xã hội.
Kim Hà