Sự nóng lên của trái đất gây ra các đợt sóng nhiệt, hạn hán và làm gia tăng mực nước biển. (Ảnh: HL) |
Royal Society của Anh và Viện khoa học quốc gia Mỹ công bố báo cáo chỉ ra rằng, từ năm 1998 nóng bất thường, sự nóng lên trên bề mặt trái đất đã diễn biến chậm lại trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, cũng theo hai cơ quan này, điều đó không làm vô hiệu những gì chúng ta đã ghi nhận về sự thay đổi của khí hậu thế giới trong dài hạn, do những hoạt động sống của con người, những kênh phát tán khí thải gây hiệu ứng nhà kính gây ra.
Báo cáo cũng cho biết, các nhà khoa học đã “bị thuyết phục” rằng trái đất sẽ nóng lên trong thế kỷ XXI, gây ra các đợt sóng nhiệt, hạn hán và làm gia tăng mực nước biển
Sự gia tăng lượng khí nhà kính có liên quan đến các hoạt động của con người, chủ yếu là việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, đang làm ấm bầu khí quyển và các đại dương, làm tăng mực nước biển và tan chảy các tảng băng.
Theo dự báo, nhiệt độ trên trái đất sẽ tăng từ 2,6 – 4,8°C vào năm 2.100 trong trường hợp các quốc gia không thực hiện những biện pháp mạnh mẽ để hạn chế phát thải khí nhà kính. Dự báo này cũng tương ứng với ước tính từng được Liên hợp quốc đưa ra trước đó.
Trong thế kỷ XIX, nhiệt độ đã tăng khoảng 0,8°C.
Theo các nhà khoa học Anh và Mỹ, hiện tượng tạm dừng của sự nóng lên toàn cầu này có thể là do những thay đổi trong các đại dương vốn hấp thu nhiều nhiệt từ khí quyển. Các nghiên cứu khác cũng từng chỉ ra rằng núi lửa phun trào che khuất ánh nắng mặt trời hoặc năng lượng mặt trời cường độ ít hơn.
Trong số các dấu hiệu cho thấy sự gia tăng nhiệt độ, báo cáo trích dẫn làn sóng nhiệt tác động vào Australia trong năm 2013, Mỹ vào năm 2012, Nga năm 2010 và châu Âu vào năm 2003. Làn sóng khí hậu lạnh xuất hiện ít hơn.
"Bây giờ chắc chắn hơn bao giờ hết, trên cơ sở rất nhiều bằng chứng cho thấy con người đang thay đổi khí hậu của trái đất", báo cáo nêu rõ.
Theo dangcongsan,vn