Mục tiêu đến năm 2015, phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao; đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch; nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là các vùng còn khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tham gia đóng góp và được hưởng thụ nhiều hơn từ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà; phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề…
Cụ thể, Tây Ninh phấn đấu đến năm 2015, nông nghiệp chiếm khoảng 18% - 19% GDP của tỉnh, chiếm 30-31% (giá hiện hành); tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 96%, tỷ lệ che phủ rừng đạt từ 33% trở lên nếu bao gồm cả cây cao su, và từ 15,7% trở lên nếu không tính cây cao su; phấn đấu xây dựng 20% số xã (17 xã) đạt tiêu chí nông thôn mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và 8 xã theo chỉ tiêu của UBND tỉnh.
![]() |
Hiện khái niệm “rau an toàn” vẫn còn mơ hồ đối với người sản xuất lẫn người tiêu dùng. |
Nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch là xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá hiệu quả kinh tế cao, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn; xây dựng mô hình canh tác kết hợp trồng trọt – thuỷ sản – chăn nuôi, kết hợp nông nghiệp – lâm nghiệp – thuỷ sản với du lịch sinh thái nhằm tăng giá trị sản lượng và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp; hoàn thiện hệ thống tưới tiêu gắn với giao thông nội đồng; nâng cao tỷ lệ cơ giới hoá các khâu sản xuất, nhất là khâu thu hoạch; hiện đại hoá công nghiệp chế biến, nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và giá trị gia tăng của nông sản hàng hoá; tập trung phát triển rau an toàn, phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh đạt hơn 5.000 ha theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó diện tích sản xuất chuyên canh là 500 ha để phục vụ cho tiêu dùng của người dân trong tỉnh và các tỉnh, thành trong khu vực; hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng lúa cao sản chất lượng cao, các cánh đồng mẫu lớn đối với cây lúa và cây mía.
Tỉnh cũng sẽ phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng, đúng quy hoạch, phát huy lợi thế sẵn có của hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông, tập trung phát triển những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao. Tỉnh phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành dự án công tác kiên cố hoá các tuyến kênh cấp III; thực hiện và hoàn thành dự án hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng; dự án thuỷ lợi Phước Hoà; hoàn thành cơ bản hệ thống đê bao chống lũ ven sông Vàm Cỏ Đông ở những khu vực trọng yếu; xây dựng một số đập phía Bắc tỉnh kết hợp tưới và tiêu, chống khô hạn mùa khô, giữ cân bằng sinh thái; xây dựng và hoàn thành đề án “Đầu tư thực hiện tiêu chí về thuỷ lợi cho 25 xã điểm nông thôn mới giai đoạn 2010-2015”.
Theo BTNO
Ý kiến bạn đọc