Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

Thứ sáu - 21/04/2017 15:00 133 0
Theo đánh giá của Đoàn khảo sát về tình hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tại sau khi làm việc với UBND các huyện Gò Dầu, Tân Biên, Dương Minh Châu, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và khảo sát Trại thực nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học và một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, thời gian gần đây, việc triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh và các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện; cùng vớí đó là sự hưởng ứng và tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên,... đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

mohinhraussachantoan.jpg

Mô hình trồng rau sạch.

Đa số các đề tài, dự án, mô hình sản xuất được triển khai ứng dụng tập trung vào các cây trồng, vật nuôi chủ lực như: lúa, mì, mía, mãng cầu, một số loại rau, heo, bò, gà, vịt, .... đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và phòng chống hiệu quả một số loại dịch bệnh.

Theo báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ, hiện có 22 đề tài, dự án (ĐTDA) nghiên cứu thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi được phê duyệt và triển khai thực hiện (cấp tỉnh 15 ĐTDA, cấp cơ sở 05 ĐTDA và 02 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi giai đoạn 2011 - 2015). Trong giai đoạn 2011 - 2016 có 12 ĐTDA được nghiệm thu (07 ĐTDA cấp tỉnh, 04 ĐTDA cấp cơ sở và 01 dự án nông thôn miền núi) với 29 mô hình được triển khai ứng dụng trên địa bàn tỉnh; các đề tài, dự án này đều dược ngành nông nghiệp ứng dụng.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2011 - 2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã triển khai 48 dự án, 01 đề án, 02 đề tài nghiên cứu và 07 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi; hầu hết các mô hình, dự án, đề tài đều được thực hiện theo tiến độ đề ra, còn lại 03 dự án và 01 mô hình đang còn trong giai đoạn triển khai của dự án.

Các đề tài, dự án, mô hình khoa học công nghệ được triển khai ứng dụng thử nghiệm hoặc nhân rộng thông qua các lớp tập huấn, hội thảo của các ngành chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc các điểm trình diễn tại nhiều địa phương; qua đó, nhận thức của một số doanh nghiệp, không ít người dân và cán bộ cơ sở về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của khoa học và công nghệ trong sản xuất từng bước được nâng cao, góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng, chuyển giao hoặc đầu tư công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp.

Phần lớn đề tài nghiên cứu, dự án, sản phẩm, mô hình sản xuất bám sát thực tiễn (giống, chế phẩm, quy trình công nghệ, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi,...) được ứng dụng rộng rãi, giúp doanh nghiệp và nông dân sớm tiếp cận với nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, có nơi phát triển với quy mô lớn, đã góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với thị trường tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người sản xuất; từng bước loại bỏ tập quán canh tác lạc hậu, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đơn cử, mô hình thâm canh lúa theo hướng Vietgap và cánh đồng mẫu lớn với quy mô 26.124 ha; một số vùng chuyên canh mãng cầu, nhãn, ổi (huyện Dương Minh Châu); nhân giống lúa (Gò Dầu - diện tích 340 ha); hệ thống phun nước tiết kiệm triển khai vả sử dụng rộng rãi với diện tích 34,97 ha; nhiều cơ sở chăn nuôi được hình thành (huyện Dương Minh Châu, huyện Trảng Bàng); hoa lan, cây cảnh công nghệ cao phát triển 10 ha tại Trảng Bàng, Gò Dầu, Tân Châu, thành phố Tây Ninh;...

Một số cây trồng, vật nuôi chuyển hướng theo mô hình tập trung, trang trại, áp dụng các biện pháp khoa học và công nghệ tiên tiến trong sản xuất, thu hoạch, vận chuyển, chế biến, bảo quản ... phù hợp với nhu cầu của thị trường và xu thể phát triển, từng bước hình thành và phát triển một số vùng chuyên canh và sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh, có giá trị kinh tế cao, gắn với thị trường tiêu thụ với khả năng cạnh tranh ngày càng cao.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Số dự án, đề tài khoa học và công nghệ triển khai chủ yếu tập trung về kỹ thuật canh tác, thâm canh sản xuất, kỹ thuật chăn nuôi, chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, ... việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi chưa nhiều, cơ giới hóa trong sản xuất còn ít, chưa có nhiều công nghệ về thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản; năng suất bình quân đạt được từ việc ứng dụng các mô hình, đề tài, dự án còn thấp.

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất thời gian qua đa số mới dừng lại dạng mô hình điểm, khả năng nhân rộng còn nhiều hạn chế, hiện chỉ có một so ít doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và một số hộ nông dân bước đầu triển khai ứng dụng vào sản xuất, phần lớn người sản xuất vẫn chủ yếu theo hướng tự phát, tự nghiên cứu, tự học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình, kỹ thuật sản xuất đã triển khai thực hiện có hiệu quả ở các địa phương khác;

Những yêu cầu nghiêm ngặt về quy trình canh tác, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, ... đối với sản xuất nông nghiệp và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm nông nghiệp chưa được quan tâm thực hiện tốt làm cho chất lượng không ít sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường;

Công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc triển khai, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ, triển khai các chế độ, chính sách trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi còn thiếu đồng bộ và chưa kịp thời.

Lý giải nguyên nhân của những hạn chế trên, Đoàn khảo sát về tình hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cho biết do nhận thức của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cán bộ quản lý đối với hoạt động khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền, vận động việc triển khai, ứng dụng khoa học và công nghệ hoặc nhân rộng các mô hình ứng dụng vào sản xuất còn nhiều hạn chế, hiệu quả còn thấp; do đó, hầu hết lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nông nghiệp của địa phương chưa hình thành và củng cố được mối liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Cơ chế, chính sách, điều kiện thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn một số bất cập, chua tạo động lực thu hút mạnh các doanh nghiệp, người dân hoặc nhà khoa học chủ động đầu tư sản xuất hoặc tham gia vào chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Một số hướng dẫn về định mức tài chính, kinh tế - kỹ thuật cho việc tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập còn thiểu cụ thể.   Nguồn lực đầu tư từ ngân sách cho việc triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất còn khá khiêm tốn so với yêu cầu nhiệm vụ nên chưa tạo động lực thu hút các nguồn lực đầu tư khác vào lĩnh vực khoa học và công nghệ; một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp triển khai còn chậm, chưa hiệu quả, điều kiện, thủ tục còn phức tạp chưa phù hợp với thực tế  nên người dân, doanh nghiệp khó đáp ứng điều kiện và ngại tham gia.

Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, triển khai về khoa học và công nghệ của địa phương từng bước được tăng cường nhưng vẫn ở mức trung bình so với mặt bằng chung các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, hiệu quả nghiên cứu, tìm hiểu, chuyển giao, ứng dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống còn thấp;

Việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ chủ yếu vẫn thực hiện từ ngân sách nhà nước, hiệu quả thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách còn nhiều hạn chế. Mặt khác, chi phí ứng dụng khoa học và công nghệ còn cao, thị trường và giá cả tiêu thụ sản phẩm thiếu ổn định, nên hiệu quả thu hút việc dầu tư, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất của người dân, doanh nghiệp còn rất thấp.

Ngành sản xuất nông nghiệp hiện nay của địa phương, bao gồm các sản phẩm chủ lực vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún, phân tán, nhỏ lẻ, đan xen, ... nên việc đẩu tư hạ tầng, khả năng áp dụng khoa học và công nghệ, cơ giới hóa,... một cách đồng bộ còn gặp không ít khó khăn. Trình độ của nông dân chưa đồng đều nên tiểp thu và triển khai thực hiện các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; mặt khác, đa số người trực tiếp sản xuất hoặc quản lý sản xuất nông nghiệp còn thiếu kinh nghiệm trong triển khai sản xuất, kinh doanh với quy mô lớn và yêu cầu cao về quy trình sản xuất (ghi chép nhật ký), tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm (VietGAP), nên khả năng nhân rộng của nhiều mô hình còn hạn chế. Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của tỉnh còn chậm, chưa xây dựng được các dịch vụ khoa học và công nghệ chủ lực của địa phương có tính ổn định và cạnh tranh cao để nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị hoạt động khoa học và công nghệ.

MN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây