Mục đích nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử, truyền thống, địa lý địa phương, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội và môi trường của tỉnh. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc, góp phần xây dựng văn hóa, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.
Bên cạnh đó, góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất học sinh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh đó, phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội cho học sinh; vận dụng các kiến thức về tự nhiên, văn hóa, xã hội vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường tại địa phương.
UBND tỉnh yêu cầu tài liệu giáo dục địa phương phải đảm bảo các quy định của pháp luật; cụ thể hóa được mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông, góp phần giáo dục các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh. Các thuật ngữ chính phải được giải thích dễ hiểu, rõ ràng; thể thức, kỹ thuật trình bày bảo đảm quy định hiện hành. Tài liệu giáo dục địa phương được xây dựng thống nhất trong toàn bậc học phổ thông, đảm bảo tính liên thông và có tính mở để giáo viên và học sinh vận dụng, cập nhật, bổ sung các thông tin mới phù hợp với mỗi địa phương trong tỉnh.
Nội dung kiến thức; kỹ năng, thái độ cần đạt của nội dung giáo dục địa phương trong từng cấp học, từng lớp học bảo đảm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ, năng lực nhận thức, định hướng nghề nghiệp của học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế, đồng thời làm cơ sở đánh giá kết quả giáo dục học sinh. Đảm bảo yêu cầu cần đạt đối với nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm (hiểu biết về môi trường sống, rèn luyện phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học ...) và trong dạy học các môn học (Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Toán, Lịch sử và Địa lý...) cấp tiểu học. Đảm bảo vận dụng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việc tổ chức biên soạn, phát hành, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo tài liệu đã biên soạn đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với điều kiện của địa phương.
Nội
dung chi tiết xem tại đây.
H.Ngân