Toàn cảnh hội nghị (ảnh minh họa) |
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì công tác tuyên truyền là rất quan trọng. Trong thời gian qua, có thể nói công tác tuyên truyền đã góp phần quan trọng trong việc triển khai thực hiện Đề án. Tuyên truyền được thông qua bằng nhiều hình thức như: nói chuyện chuyên đề, hái hoa dân chủ, tuyên truyền miệng, diễn tiểu phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng, các đơn vị tổ chức học tập, tuyên truyền Đề án đến các tầng lớp nhân dân cán bộ, hội viên, quần chúng phụ nữ, đoàn viên thanh niên, đoàn viên công đoàn, học sinh,… được 7.251 cuộc/311.404 lượt người tham dự. Nội dung được tuyên truyền: Tuyền truyền về phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam truyền thống và thời kỳ mới; tiêu chí xây dựng người phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; thực trạng về phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam hiện nay; xây dựng gia đình hạnh phúc; nội dung cơ bản của Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật hôn nhân và gia đình; nghị định số 110/2009/NĐ- CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Để góp phần khôi phục, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, cũng như giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam; tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên phụ nữ giao lưu, học tập, phát huy khả năng, sức sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, đồng thời thực hiện hiệu quả Tiểu đề án 1 “Tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong cán bộ, hội viên, phụ nữ”. Trong thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đề án) tổ chức Hội thi “Hát ru” lần thứ nhất năm 2013, gồm 12 đội thi đến từ Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thành phố, Hội Phụ nữ Lực lượng vũ trang. Kết quả Ban tổ chức trao giải nhất (Thành phố Tây Ninh), 2 giải nhì (Quân sự, Công an), 3 giải 3 (Biên phòng, Bến Cầu, Trảng Bàng), 6 giải khuyến khích cho các đơn vị còn lại; tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Tiểu đề án 1 “Tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong cán bộ, hội viên, phụ nữ” giai đoạn 2010-2012, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2013 và những năm tiếp theo; chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đẩy mạnh tuyên truyền 4 phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với tiêu chí “Có sức khỏe, có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu”; bên cạnh đó Hội còn phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tây Ninh xây dựng 06 phóng sự về gương phụ nữ ““Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh tổ chức tọa đàm “Bình đẳng giới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” với gần 200 đại biểu tham dự, qua đó đẩy mạnh xã hội hóa công tác nâng cao nhận thức về giới, thực hiện bình đẳng giới và Vì sự tiến vộ của phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; biên soạn và cấp phát 220 tài liệu tuyên truyền về các gương điển hình phụ nữ Việt Nam đến cơ sở Hội; phát hành 800 tờ rơi, 270 cuốn sổ tay, 60 quyển tài liệu, 350 áp phích (do Trung ương Hội cung cấp) có nội dung liên quan đến công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp phối hợp với các cụm loa truyền thanh tuyên truyền các nội dung liên quan đến phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được 346 buổi.
Một tiết mục tham gia Hội thi “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan” do Hội LHPN Thành phố tổ chức (Ảnh minh họa) |
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông mở chuyên mục tuyên truyền “Đề án 343” trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Trong năm đã cập nhật được 35 tin, bài; đăng tải 20 hiệu khẩu trên Bảng quang báo có nội dung liên quan đến công tác giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam. Phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo chủ đề “ Vai trò của ông bà, cha mẹ trong việc giáo dục gia đình, thực hiện bình đẳng giới”, đề ra giải pháp phối hợp tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách cư xử tốt đẹp trong gia đình Việt Nam; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh thực hiện phóng sự định kỳ hàng quý với chủ đề “Vai trò của thanh niên trong xây dựng gia đình hạnh phúc”; “ Vai trò của cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con trẻ”; phối hợp với Báo Tây Ninh phát hành phụ trương tuyên truyền Năm gia đình Việt Nam, với chủ đề “ Kết nối yêu thương”, “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc”.
Để tiếp tục triển khai đề án trong những tiếp theo, Ban Chỉ đạo Đề án yêu cầu các cơ quan báo chí tăng cường công tác thông tin tuyên truyền hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; các cấp ngành, đoàn thể có liên quan phải phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai, thực hiện nội dung các Tiểu Đề án do Hội LHPN tỉnh chủ trì để đạt được những kết quả tích cực trong thời gian tới.
Kim Hà