Chuyển chính sách dân số từ Dân số - KHHGĐ sang dân số và phát triển

Chủ nhật - 13/01/2019 07:00 76 0
Theo Báo cáo số 79/BC-CCDS của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh, trong năm 2018, tổng số trẻ mới sinh của tỉnh là 14.210 trẻ, trong đó: nam 7485 trẻ, nữ 6.725 trẻ, giảm so cùng kỳ 270 trẻ; Tổng tỷ suất sinh (TFR) là 1,7 con/phụ nữ (Kế hoạch năm 2018: Duy trì mức sinh thay thế hợp lý (TFR ≤ 2,1 con ); Số trẻ em sinh con thứ 3 trở lên là 840 trẻ, tăng so cùng kỳ 58 trẻ; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,68%, giảm so cùng kỳ: 0,01%; Tỷ số giới tính khi sinh là 111,30 bé trai/100 bé gái, (kế hoạch năm 2018 là 111,33 bé trai/100 bé gái); Số bà mẹ mang thai sàng lọc trước sinh là 4.848/14.518, đạt 33,39% (kế hoạch năm là 26,8%); Số trẻ sinh ra được sàng lọc sơ sinh là 2.912/14210 đạt 20,49%. (kế hoạch năm là 40%); Tổng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 55.672/39.420 người, đạt 141,23% chỉ tiêu kế hoạch năm 2018; Tỷ lệ người cao tuổi khám sức khỏe định kỳ: 32.125/131.053 đạt 24,53%; đạt chỉ tiêu tăng 10% so năm 2017. (năm 2017: 14,27%).

Các chỉ tiêu kế hoạch công tác dân số-KHHGĐ hầu hết đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2018. Các hoạt động Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2017-2020 triển khai có hiệu quả, góp phần ngăn chặn có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh trên phạm vi toàn tỉnh. Dịch vụ KHHGĐ từng bước đã được đa dạng hóa về các biện pháp, mạng lưới cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ được mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ từ tỉnh tới cơ sở, đã tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng có nhu cầu dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ KHHGĐ nhằm tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Các hoạt động sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh được duy trì triển khai tại 9/9 huyện, thành phố. Cung cấp kịp thời những thông tin, kiến thức y học có liên quan đến việc chẩn đoán, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; các nguyên nhân, bệnh lý gây nên các dị tật, bệnh lý di truyền ảnh hưởng đến chất lượng dân số cho các cá nhân cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đặt biệt là phụ nữ mang thai, vận động tham gia chương trình sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Công tác truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và phát triển được chú trọng triển khai rộng khắp các địa bàn dân cư, thường xuyên cung cấp thông tin dưới nhiều hình thức về các vấn đề dân số đến cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp và người có uy tín trong cộng đồng thông qua hội nghị báo cáo viên, nói chuyện chuyên đề về lĩnh vực dân số tạo sự đồng thuận của dư luận xã hội đối với công tác dân số trong tình hình mới. Kho dữ liệu điện tử được duy trì hoạt động và quản trị tại cấp tỉnh và huyện. Thông tin số liệu chuyên ngành được duy trì thu thập, cập nhật đúng quy định. Công tác rà soát, chấn chỉnh số liệu về dân số-KHHGĐ được duy trì thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng thông tin chuyên ngành.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các hoạt động dân số-KHHGĐ cũng còn một số hạn chế nhất định, như: Chỉ tiêu sàng lọc sơ sinh và thuốc cấy tránh thai không đạt chỉ tiêu Bộ Y tế - Tổng cục Dân số-KHHGĐ giao năm 2018; việc thu thập cập nhật thông tin biến động về dân số tại địa bàn dân cư chưa kịp thời. Do việc thực hiện xã hội hóa sàng lọc sơ sinh chưa triển khai được do vướng khâu thu viện phí tại bệnh viện; Nguồn thuốc cấy tránh thai xã hội hóa chưa được cung cấp từ Tổng cục Dân số-KHHGĐ, trong khi giá thị trường quá cao so thu nhập người dân nên đối tượng ít thực hiện; Đội ngũ viên chức dân số-KHHGĐ xã, phường, thị trấn và cộng tác viên thường thay đổi công tác. Một số địa phương cán bộ Dân số-KHHGĐ được phân công phụ trách thêm công việc của Trạm Y tế, hoặc cán bộ y tế kiêm nhiệm công tác dân số nên không có đủ thời gian dành cho công tác Dân số, phần nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thu thập thông tin số liệu chuyên ngành.

Trong năm 2019, Công tác Dân số-KHHGĐ cần chủ động duy trì vững chắc mức sinh thay thế, hạn chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chỉ tiêu cơ bản cần đạt được như: Dân số trung bình: 1.133.445 người; Mức giảm sinh: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (TFR ≤ 2,1 con ); Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%; Tỷ số giới tính khi sinh: 111,70 bé trai/100 bé gái sinh sống; Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai trên: 70%; Tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh: 0,4 điểm phần trăm; Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh: 31,8% bà mẹ mang thai; Tỷ lệ trẻ em sinh ra được sàng lọc sơ sinh: 40% trẻ sinh ra sống; Số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại: 48.780 người; Tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần/năm: 10%. 

Để hoàn thành các mục tiêu trong năm 2019, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: Thực hiện tốt công tác tham mưu, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan, các ngành thành viên Ban chỉ đạo công tác Dân số-KHHGĐ tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện tốt các hoạt động, chương trình, dự án để duy trì mức sinh thay thế; đồng thời, từng bước ổn định, cân bằng giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số, chất lượng giống nòi, nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực Dân số - KHHGĐ trong toàn tỉnh; Tiếp tục thực hiện việc củng cố, ổn định tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ các cấp. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác Dân số-KHHGĐ các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách theo hướng chuyên nghiệp hóa, có năng lực truyền thông, quản lý và tổ chức thực hiện chương trình dân số và SKSS/KHHGĐ.

Tiếp tục chỉ đạo tổ chức triển khai tốt các hoạt động của các Đề án, Kế hoạch được phê duyệt: Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025; Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số-kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2017-2020; Thực hiện chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số (Nghị định số 39/2015/NĐ-CP) và các đề án khác có liên quan.

Thường xuyên tổ chức phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về Dân số- KHHGĐ, đặc biệt là chính sách pháp luật về kiểm soát giới tính khi sinh hợp lý trên các phương tiện thông tin đại chúng tỉnh, qua Đài truyền thanh huyện, thành phố và Trạm truyền thanh xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Tăng cường các hình thức tuyên truyền thích hợp đến các đối tượng khó tiếp cận, đồng bào dân tôc vùng sâu, biên giới, lao động nhập cư, đồng thời đổi mới các hoạt động truyền thông, sử dụng phương tiện truyền thông hiện đại; Cung ứng đầy đủ các biện pháp tránh thai, cho mọi đối tượng có nhu cầu, đặc biệt là quan tâm đến đối tượng thanh niên, vị thành niên, công nhân ở khu công nghiệp và người nhập cư đến lao động, sinh sống tại tỉnh. Mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ của mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ và huy động sự tham gia của y tế tư nhân.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện chương trình, kịp thời xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực Dân số-KHHGĐ; Đảm bảo thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách cho đối tượng tham gia thực hiện công tác DS-KHHGĐ đúng quy định và quản lý tài chính, ngân sách đúng nguyên tắc quy định của luật ngân sách nhà nước.

                                                                              Song Anh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây