Hội thảo được tổ chức tại khách sạn Đông Phương, tỉnh Tây Ninh, tham dự hội thảo có các chuyên gia nước Nhật Bản công tác tại Dự án JICA, Viện Di truyền Nông nghiệp, Trường Đại học Kyushu, Trường Đại học Tokyo tham dự và trình bày các nghiên cứu, tham luận.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Tại buổi Hội thảo, các đại biểu được cung cấp thông tin về tình hình bệnh khảm lá gây hại sắn (khoai mì) ở Việt Nam, một số nghiên cứu về bọ phấn trắng - môi
giới truyền vi rút khảm lá sắn; Quy trình quản lý bệnh, sản xuất giống sắn sạch bệnh và tập huấn kỹ thuật
LAMP KIT giám định vi rút gây bệnh khảm lá sắn.
Chuyên gia Nhật Bản trình bày nghiên cứu về phòng chống bệnh khảm lá sắn
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến ngày 25/7/2019, diện tích nhiễm bệnh khảm lá sắn trên toàn quốc là 32.234,4 ha; Bệnh phát sinh và gây hại tại 15 tỉnh gồm: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, KonTum, Gia Lai, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, An Giang và Hà Tĩnh.
Nhiều diện tích nhiễm bệnh khảm lá sắn ở Tây Ninh
Diện tích nhiễm bệnh khảm lá sắn tập trung chủ yếu ở tỉnh Tây Ninh, hiện là 26.935,4 ha. Hiện nay, Tây Ninh triển khai quyết liệt công tác phòng, chống bệnh khảm lá sắn trên địa bàn tỉnh. Tại Hội thảo, các chuyên gia đã giới thiệu một số nghiên cứu khoa học về bệnh khảm lá sắn và các giải pháp phòng trừ. Ngoài ra, các chuyên gia hướng dẫn sử dụng các giống sắn sạch để hỗ trợ nông dân.
Thu Hồng