Hướng dẫn quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa

Thứ tư - 11/09/2013 00:00 93 0
Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa.

 

 

Thông tư quy định về bảo vệ môi trường đối với các phương tiện thủy nội địa, tàu biển; bảo vệ môi trường đối với cảng, bến thủy nội địa; bảo vệ môi trường đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện; bảo vệ môi trường trong công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; bảo vệ môi trường trong xây dựng, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.

Theo đó, các phương tiện thủy nội địa, tàu biển hoạt động trên đường thủy nội địa phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường như: phương tiện phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện nội địa; phương tiện, tàu biển hoạt động trên đường thủy nội địa phải có thiết bị che chắn, không để rơi hàng hóa, bụi phát tán gây ô nhiễm môi trường; không đổ các chất thải ra đường thủy nội địa; phải có Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất; Phương tiện, tàu biển gây sự cố tràn dầu, chủ phương tiện, chủ tàu biển phải thực hiện việc ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, các phương tiện thủy nội địa, tàu biển chở khách không được để hàng hóa độc hại, dễ cháy, dễ nổ chung với hành khách.

Phương tiện thủy nội địa, tàu biển hoạt động trong khu vực cảng, bến phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến về bảo vệ môi trường của phương tiện, tàu biển khi làm thủ tục vào, rời cảng, bến; Không để rò rỉ, tràn, thấm, phát tán chất thải, hàng hóa ra môi trường khi phương tiện, tàu biển xếp, dỡ hàng hóa, cọ rỉ, sơn lại vỏ tàu, rửa sàn máy, làm vệ sinh hàm chứa hàng hóa độc hại, nguy hiểm; Chất thải, chất gây ô nhiễm phát sinh trên phương tiện, tàu biển phải được chủ phương tiện, tàu biển thu gom, chuyển giao cho tổ chức có chức năng tiếp nhận và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

            Đối với chủ đầu tư cảng, bến thủy nội địa hoặc người thuê khai thác cảng, bến thủy nội địa trong quá trình hoạt động phải có một trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường; Giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản can kết về bảo vệ môi trường.

Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ch đạo, tổ chức thực hiện nội dung của Thông tư liên tịch này. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa. Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa. Nghiên cứu thí điểm, nhân rộng mô hình bo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở hoạt động giao thông đường thủy nội địa.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành: theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường đối với hoạt động giao thông đường thủy nội địa; rà soát, tổng hợp danh mục và biện pháp xử lý cơ s gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2013.

                                                                                                Hoàng Mai

 

 

 

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây