Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2016: nâng cao trách nhiệm về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến thực phẩm

Thứ ba - 06/12/2016 17:00 104 0
Ngày 05/12/2016, UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Báo số 341/BC-UBND về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2016.

​Theo đó, tỉnh đã thực hiện kiểm dịch 200.795 con trâu, bò; 620.000 con heo; 32 triệu con gia cầm; 5 triệu tấn thịt trâu, bò; 261.000 tấn thịt gia cầm; 500 triệu trứng gia cầm. Kiểm tra được 4.096.531 tấn hàng nông sản nhập khẩu (gồm: củ mì, mì lát khô, bắp hạt, mía tươi...). Cấp 4899 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, 1142 giấy chứng nhận bản công bố hợp quy/phù hợp quy định an toàn thực phẩm và tiếp nhận 03 bản công bố hợp quy mía nguyên liệu của 03 nhà máy đường; Tiến hành cho 2766 cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ và 30 cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ ký cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong 05 năm qua, toàn tỉnh đã xảy ra 22 vụ ngộ độc thực phẩm, có 1079 người mắc, không có trường hợp tử vong.

Báo cáo cũng đề ra phương hướng thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho giai đoạn tiếp theo, cụ thể: Hoàn thiện và phân công quản lý an toàn thực phẩm ở địa phương, xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Áp dụng các công cụ quản lý như tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quản lý ATTP, tăng cường xây dựng phòng kiểm nghiệm, kiểm định, cấp phép hoạt động cho các cơ sở đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm; Áp dụng nghiêm các biện pháp chế tài khi xử lý vi phạm; Đào tạo nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầu tư tài chính, xã hội hóa nguồn tài chính, thông tin phục vụ quản lý về ATTP; Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hội nghị chuyên đề về thanh tra chuyên ngành quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nhằm thảo luận, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của địa phương; Tập trung đẩy mạnh tiến độ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP tại tuyến huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn; Triển khai công tác giám sát chủ động, phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm; Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục phổ biến Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP mới ban hành trên các phương tiện thông tin đại chúng; tiếp tục phổ biến sâu rộng kiến thức về VSATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, các yêu cầu về các quy trình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân hữu cơ, hóa học, kiến thức về vệ sinh thú y bằng nhiều hình thức phong phú để cộng đồng dễ tiếp nhận.

Tỉnh cũng đề nghị Trung ương hỗ trợ tỉnh đầu tư, xây dựng, áp dụng thí điểm mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn; Đầu tư, hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, phổ biến, tập huấn sâu, rộng cho người dân nhận thức về các quy định an toàn thực phẩm; Bảo đảm cấp đủ ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, đầu tư kinh phí cho công tác thanh tra, kiểm tra; Bổ sung biên chế cho tuyến huyện, xã để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

                                                                                  KGVX

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây