Nông dân tham quan mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa ở xã Chà Là.
|
Bà con nông dân thực hiện mô hình được cán bộ Trạm bảo vệ thực vật và Trạm khuyến nông của huyện cùng một số công ty phân bón hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong việc canh tác lúa như dùng giống xác nhận do Trung tân giống cây trồng Tây Ninh cung cấp (gồm 8 giống lúa: OM 6600, OM 6162, OM 5451, OM 6677, OM 7347, OM 6976, OM 5453 và OM 4900); gieo sạ lan và thưa đồng loạt để né rầy; áp dụng biện pháp 3 giảm, 3 tăng; sử dụng phân bón cân đối, hợp lý; bón phân theo từng giai đoạn sinh trưởng. Tất cả các hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình đều được tìm hiểu các biện pháp quản lý và phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây lúa bằng biện pháp canh tác là chính, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết, nhằm góp phần bảo vệ môi trường và cho sản phẩm an toàn đối với sức khoẻ người tiêu dùng.
Hiện nay, hầu hết diện tích sản xuất lúa theo mô hình liên kết 4 nhà đã được nông dân thu hoạch. Ở xã Truông Mít, năng suất bình quân đạt 5.650kg/ha, cao hơn gần 210kg so với cách sản xuất truyền thống. Ở xã Chà Là, năng suất đạt 4.820kg/ha, cao hơn 155kg so với canh tác truyền thống trên cùng một diện tích. Kết quả cho thấy chi phí sản xuất lúa trong mô hình giảm được khoảng 2 triệu đồng/ha. Hiệu quả kinh tế thâm canh lúa của mô hình liên kết 4 nhà bình quân ở 2 xã tăng gần 3 triệu đồng/ha so với tập quán canh tác truyền thống. Tuy nhiên, do giá lúa vụ Hè thu năm nay xuống thấp nên lợi nhuận cho người trồng lúa không cao.
Một cán bộ Trạm bảo vệ thực vật huyện Dương Minh Châu cho biết, kết quả đạt được từ mô hình liên kết 4 nhà trong thâm canh lúa là cơ sở để huyện tiến hành thực hiện thí điểm mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ở một số xã trong thời gian tới.
(Theo BTNO)