Năm 2015: Tây Ninh đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Thứ hai - 13/04/2015 11:00 66 0
Trong thời gian qua Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn coi trọng và quan tâm chỉ đạo thúc đẩy ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin. Sau gần 15 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến nay lĩnh vực công nghệ thông tin đã trở thành một nền kinh tế kỹ thuật hiện đại, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

AD.jpg

Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin là một trong những giải pháp góp phần đẩy mạnh và phát triển CNTT

Việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực góp phần không nhỏ trong sự phát triển chung của tỉnh: nâng cao năng suất lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, đẩy mạnh cải cách hành chính tiến tới nền hành chính hiện đại, công khai minh bạch phục vụ tốt cho người dân và doanh nghiệp.

Nhìn chung tư tưởng, nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân ở các cấp, các ngành đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngày càng được nâng cao, nhiều chương trình dự án về ứng dụng phát triển công nghệ thông tin được đẩy mạnh, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin được thực hiện thường xuyên. Các hệ thống thông tin điện tử chung của tỉnh đang được đầu tư xây dựng, nguồn dữ liệu thông tin đã được tin học hóa, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động quản lý điều hành của Nhà nước, ngày càng thuận lợi và hiệu quả tiết kiệm được nhiều kinh phí và thời gian.

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức hành động và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế tại địa phương, ngày 31/12/2014, Tỉnh ủy Tây Ninh đã ban hành Chương trình hành động số 45-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

 Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 45-CTr/TU ngày 31/12/2014 của Tỉnh ủy Tây Ninh, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh xây dựng Kế hoạch nhằm quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong các cấp chính quyền, tầng lớp nhân dân về Chương trình hành động số 45-CTr/TU ngày 31/12/2014 của Tỉnh ủy; Xây dựng những giải pháp sáng tạo và phù hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, khắc phục kịp thời những hạn chế, tồn tại trong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh; Xác định rõ nhiệm vụ của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương và xây dựng kế hoạch, các giải pháp khả thi, phù hợp với thực tiễn của tỉnh, địa phương; tạo sự thống nhất về nhận thức, tăng cường khả năng làm chủ, sáng tạo công nghệ, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, góp phần phục vụ cải cách hành chính tại địa phương.

Theo đó, mục tiêu ứng dụng CNTT góp phần quan trọng thực hiện ba đột phá chiến lược đó là triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao và trong nhiều lĩnh vực; Ứng dụng công nghệ thông tin trong hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế  - xã hội, trước hết là các lĩnh vực liên quan tới nhân dân như giáo dục, y tế, giao thông, điện, thủy lợi, hạ tầng đô thị lớn và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho nhân dân; Tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, thúc đẩy xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Để triển khai thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả, Tây Ninh sẽ tập trung vào những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm: Thứ nhất là tiếp tục đổi mới, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin; Thứ hai là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội nghị, hội thảo để nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân về vai trò, ý nghĩa của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội; Thứ ba là xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin; Thứ tư là hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại; Thứ năm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng (giáo dục, y tế, giao thông, điện, thủy lợi, hạ tầng đô thị lớn,…); Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và hiện đại hóa nông thôn; góp phần hỗ trợ dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang hướng nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ và thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp phát triển nông thôn; Thứ sáu là tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, kinh tế tri thức; Thứ bảy là phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới; Thứ tám là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quốc phòng, an ninh; Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, nâng cao năng lực quản lý mạng nội bộ, trang thông tin điện tử, mạng viễn thông, truyền hình, Internet và cuối cùng là tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về công nghệ thông tin.

Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của CNTT trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, là tiền đề quan trọng tạo cơ hội lớn cho CNTT Việt Nam phát triển mạnh, sâu rộng trong thời gian tới, lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền phải luôn quan tâm, chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành, lĩnh vực mình quản lý, xem đó là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng. Đồng thời, cần bảo đảm an toàn an ninh thông tin, giữ vững chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, giữ vững chủ quyền lãnh thổ.

DK

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây