Năm 2015: Tây Ninh tiếp tục tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm

Thứ sáu - 10/04/2015 10:00 50 0
An toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành một vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, người sản xuất chế biến, người quản lý và các cấp chính quyền. An toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ có vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe con người mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.jpg

Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành VS.ATTP huyện Bến Cầu lấy mẫu bún đi kiểm nghiệm

Xác định tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với việc bảo vệ sức khỏe người dân, Những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện với nhiều biện pháp tích cực, đã đạt được kết quả đáng kể.

Ngành Y tế với vai trò nòng cốt đã chú trọng thực hiện tốt công tác này ở nhiều lĩnh vực. Trong đó, Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh đã phối hợp với các đơn vị trong ngành, các địa phương, các ngành có liên quan đẩy mạnh hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở. Qua đó tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh những kiến thức cơ bản về An toàn thực phẩm  (ATTP)  nhằm góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi về ATTP trong cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất, kinh doanh.

Cùng với đó, công tác thanh, kiểm tra, hậu kiểm về ATTP được triển khai thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm, phát hiện ngăn chặn kịp thời việc lưu thông hàng hóa thực phẩm không đảm bảo đến tay người tiêu dùng. Năm 2014, các đoàn kiểm tra liên ngành và chuyên ngành từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, tuyến xã đã tiến hành nhiều đợt thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt trong các dịp trọng điểm như dịp Tết Nguyên đán; mùa Lễ hội.

Qua kiểm tra, nhìn chung còn nhiều cở sở vẫn còn vi phạm về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phầm ở khâu sản xuất, chế biến; người chế biến thực phẩm không đảm bảo các điều kiện theo quy định; kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, chế biến thực phẩm có chất phụ gia hết hạn sử dụng; thiếu các giấy tờ chứng nhận có liên quan đến sản phẩm;... Bên cạnh việc xử phạt nhằm răn đe hành vi vi phạm, đoàn kiểm tra liên ngành và chuyên ngành cũng trực tiếp hướng dẫn việc thực hiện các thủ tục cần thiết, tạo điều kiện cho các cơ sở dần dần đi vào nề nếp, tuân thủ các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Năm 2015, để tăng cường hiệu quả công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm,  Tây Ninh tiếp tục tăng cường hoạt động hướng dẫn; giám sát, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn tỉnh. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm, biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là cơ sở có bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn kể cả hộ gia đình để nâng cao trách nhiệm trong bảo đảm an toàn thực phẩm.

Chủ động lồng ghép, triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở có bếp ăn tập thể trên địa bàn quản lý.

  Phối hợp với các đơn vị chức năng xác định, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất chế biến phân phối thực phẩm và cần thiết sẽ công khai các vi phạm  trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 Tăng cường hướng dẫn việc thực hiện các quy định của Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố.

An toàn thực phẩm là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Điều quan trọng là cần nghiêm túc thực hiện đúng quy trình dây chuyền sản xuất chế biến thực phẩm , từ người nông dân và nhà sản xuất đến các nhà cung cấp và cuối cùng là an toàn sức khỏe tính mạng của người tiêu dùng.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế Việt Nam), trong năm 2014, cả nước có 194 vụ ngộ độc thực phẩm được báo cáo, khiến trên 5.000 người bị ngộ độc, 80% trong số đó phải nhập viện và 43 trường hợp bị tử vong.
Để bảo đảm An toàn thực phẩm, Tổ chức Y tế thế giới (WHO)  khuyến cáo người dân cần giữ vệ sinh sạch sẽ - rửa sạch tay và giữ sạch sẽ bề mặt nơi chế biến thức ăn; để riêng thức ăn chín và thực phẩm sống; nấu chín kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt, gia cầm, trứng; giữ thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp; sử dụng nước sạch và thực phẩm tươi sống an toàn khi chuẩn bị thức ăn.

MN. Ảnh: Quang Son

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây