Tăng cường các biện pháp phòng chống mua bán trẻ em trai

Thứ ba - 17/09/2013 00:00 43 0
Tại Việt Nam đã có rất nhiều báo cáo nghiên cứu về tình hình mua bán phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về mua bán nam giới và trẻ em trai. Thực tế, tình trạng mua bán trẻ em trai có xảy ra ở Việt Nam, cả trong nước và ra nước ngoài. Trẻ em trai bị mua bán nhằm mục đích bóc lột lao động, làm ăn xin và bán rong trên đường phố, hành nghề/bóc lột tình dục và nhận con nuôi.

 

 

Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu kiếm thêm thu nhập và thiếu cơ hội việc làm ở địa phương, thiếu có hội học tập và thiếu hỗ trợ từ gia đình. Bên cạnh đó, cha mẹ và các em đều thiếu hiểu biết về di cư an toàn cũng như tình hình mua bán trẻ em, đồng thời nhận thức về các quyền của họ với tư cách là nạn nhân đã khiến các em rơi vào cạm bẫy của những kẻ mua người. Hầu hết trẻ em trai bị mua bán cho mục đích lao động và tình dục thường bị dụ dỗ bằng việc hứa hẹn sẽ có được công việc tốt với lương cao, thông qua mối quan hệ gia đình hoặc cộng đồng (không chính thức). Khác với hình thức mua bán trẻ em trai khác, những mánh khóe của kẻ bắt cóc trẻ em thường là sử dụng vũ  lực để kiểm soát người lớn, thậm chí đe dọa giết cha mẹ của trẻ và bắt trẻ khỏi gia đình. Họ hàng hoặc thành viên thân thích trong gia đình cũng bị lợi dụng để lừa bắt cóc nạn nhân.

Trong khi đó, nhận thức của chính quyền địa phương ở cấp cơ sở và cộng động về mua bán trẻ em trai, đặc biệt là cho mục đích lao động và tình dục còn hạn chế.

Ngoài ra, vẫn còn những hạn chế trong việc xác định và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trong nước và nạn nhân bị bán ra nước ngoài tự trở về, về mặt cơ sở hạ tầng, tài chính, đào tạo và nguồn nhân lực cho các trường hợp tuyến khẩn cấp.

Để đảm bảo khung pháp lý, chính sách và thể chế, để giải quyết được tình trạng và sự tổn thương của nạn nhân trẻ em trai bị mua bán một cách thấu đáo cần tăng cường chương trình truyền thông và giáo dục để phòng chống mua bán người và tăng cường di cư an toàn. Tăng cường giáo dục và đẩy mạnh việc thực thi Luật mới về phòng, chống mua bán người. Tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em tại địa điểm đến: cần có sự tham gia của cộng đồng vào quá trình giám sát và phát hiện các trường hợp lao động trẻ em và bóc lột trong các xưởng sản xuất may tư nhân hoặc các xưởng khác. Cần giám sát chặt chẽ tại địa phương để phát hiện và giải cứu trẻ em bị mua bán.

Xây dựng chương trình hồi hương và tái hòa nhập cùng các dịch vụ để giải quyết nhu của của nạn nhân là trẻ em trai. Xây dựng chương trình phòng chống HIV và các bênh lây nhiễm qua đường tình dục và nghiên ma túy trong nhóm mại dâm nam.

MN (ST)

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây