Tây Ninh thực hiện tốt công tác truyền thông phòng, chống tội phạm mua bán người

Thứ ba - 30/07/2013 00:00 57 0
Đó là nhận xét, đánh giá của Ban Chỉ đạo 138/CP được nêu lên tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người 6 tháng đầu năm 2013, được tổ chức vào chiều ngày 29/7/2013.
Tội phạm mua bán người bị bắt giữ

 Giải cứu nạn nhân

Báo cáo tóm tắt tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người 6 tháng đầu năm 2013, do Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban chỉ đạo 138/CP trình bày tại hội nghị, khi đề cập đến công tác truyền thông, giáo dục phòng ngừa của Ban Chỉ đạo các địa phương, đã nêu rõ: Các địa phương làm tốt công tác truyền thông là Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn, Tây Ninh, Đồng Tháp…Cụ thể là các địa phương trên phạm vi toàn quốc đã tổ chức tuyên truyền được 21.135 đợt, thu hút được 1.342.407 lượt người tham dự và tổ chức hơn 500 khóa tập huấn chuyên sâu cho cán bộ các ngành thành viên Ban chỉ đạo, cán bộ hội đoàn thể về phòng, chống mua bán người; xây dựng duy trì hoạt động của gần 5.000 câu lạc bộ về phòng, chống mua bán người nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức, kỹ năng bổ ích, thiết thực giúp chị em tự tin hơn trong cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc; các địa phương cũng đã cấp phát trên 32.500 cuốn tài liệu các loại, gần 130.0000 tờ bướm, kẻ vẽ trên 50.000 panô, áp phích, thực hiện hơn 60 chuyên đề, chuyên mục và phim phóng sự liên quan đến công tác này; tư vấn hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất cho hàng ngàn lượt hội viên, tổ chức dạy nghề cho trên 1.000 người. Nhờ thực hiện tốt công tác truyền thông, nhận thức và ý thức cảnh giác của cộng đồng được nâng lên, góp phần kiềm chế hoạt động của tội phạm mua bán người trên phạm vi cả nước.

Tuy vậy, trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình hoạt động tội phạm mua bán người diễn biến phức tạp, phát hiện xảy ra 259 vụ, với 333 đối tượng và 496 nạn nhân, so với cùng kỳ năm 2012 tăng 14% số vụ (259/226 vụ), tăng 12% số nạn nhân (496/439 nạn nhân). Địa phương xảy ra nhiều là: Lào Cai 20 vụ, Hà Giang 18 vụ, Lai Châu, Hải Dương mỗi nơi 17 vụ, Nam Định 12 vụ, Hà Nội 08 vụ, Sơn La 7 vụ, Nghệ An, Lạng Sơn, Kiên Giang, Đồng Tháp mỗi nơi 06 vụ.

Trước thực trạng đó, các lực lượng chức năng đã vào cuộc tổ chức điều tra cơ bản 54 tuyến, 162 địa bàn trọng điểm, bổ sung hồ sơ 254 đối tượng liên quan đến tội phạm mua bán người; đã điều tra, làm rõ 168 vụ (đạt tỷ lệ 65%), bắt 286 đối tượng. Viện Kiểm sát các cấp truy tố 99 vụ với 220 bị can về tội mua bán người và mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 123 vụ với 277 bị cáo để xét xử theo thủ tục sơ thẩm, đã giải quyết 100 vụ, với 198 bị cáo, đạt tỷ lệ 81%. Địa phương đấu tranh đạt kết quả khá là Lai Châu 17 vụ, Lào Cai 15 vụ, Hà Giang 11 vụ, Hà Nội 08 vụ, Nghệ An, Hải Dương mỗi nơi 06 vụ…

Trong 6 tháng đầu năm các lực lượng chức năng đã tổ chức giải cứu, tiếp nhận hoặc tự trở về 425 nạn nhân. Sau khi tiếp nhận, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các đoàn thể, tổ chức xã hội kịp thời tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ như: Trợ cấp khó khăn ban đầu, khám sức khỏe, tư vấn tâm lý, tư vấn pháp lý, trong đó trên 50% được áp dụng chính sách hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật; tổ chức học nghề tạo việc làm, vay vốn với lãi suất thấp, tạo điều kiện cho nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người được các bộ, ngành và địa phương quan tâm hơn trong việc triển khai thực hiện. Nhiều địa phương gắn việc thực hiện Chương trình với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, nên công tác phòng, chống tội phạm mua bán người đã đạt được một số kết quả. Các hoạt động tuyên truyền sâu rộng đã làm chuyển biến nhận thức của toàn xã hội về hiểm họa của tội phạm và yêu cầu của phòng chống tội phạm, các biện pháp phòng ngừa đã được thực hiện đồng bộ nên đã kiềm chế không để tội phạm mua bán người gia tăng; các lực lượng chức năng đã tăng cường các hoạt động đấu tranh chống tội phạm, kết quả điều tra, bắt giữ, xử lý tội phạm đạt tỷ lệ cao, đã khám phá một số đường dây tội phạm mua bán người xuyên quốc gia; phối hợp với ngành tư pháp xét xử nghiêm minh các vụ án; tiếp nhận, hỗ trợ để các nạn nhân mua bán người tái hòa nhập cộng đồng; hệ thống chính sách pháp luật phục vụ cho công tác phòng, chống mua bán người tiếp tục được hoàn thiện; tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế; kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp và cơ quan thường trực, huy động nguồn lực tham gia công tác phòng, chống mua bán người.

Qua công tác theo dõi nắm tình hình, điều tra khai thác các đối tượng phạm tội của các cơ quan chức năng, hoặc do các nạn nhân cung cấp thông tin cho thấy nổi lên một số tình hình và thủ đoạn mới của tội phạm mua bán người cần được nêu lên để xã hội cảnh giác:

Hoạt động mua bán người dưới dạng xuất khẩu lao động diễn ra phức tạp, vi thủ đoạn thông qua tuyển dụng lao động, bọn tội phạm đưa người ra nước ngoài rồi thu giữ giấy tờ tùy thân, h chiếu, không làm thủ tục đăng ký cư trú ở nước sở tại, bắt lao động cưỡng bức và lạm dụng tình dục. Trong 6 tháng đầu năm 2013, Cảnh sát Liên bang Nga xử lý 03 vụ, giải cứu và đề nghị đưa về Việt Nam 500 người lao động bị cưỡng bức và cư trú bất hợp pháp. Cảnh sát Malaysia triệt phá “động” karaoke ở thủ đô Kualalampua, giải cứu 23 phụ nữ Việt Nam bị bán làm gái mại dâm.

Hay các đối tượng là người Việt Nam sang Trung Quốc lao động, làm thuê, buôn bán đã móc nối với các đối tượng người Trung Quốc quay về Việt Nam lừa phụ nữ sang Trung Quốc với mục đích đi lao động làm thuê, sau đó bán cho các nhà hàng làm gái mại dâm hoặc môi giới lấy chồng bất hợp pháp. Riêng Công an Tây Ninh phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Đồn Công an ca khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất đã phá 02 chuyên án, bắt 29 đối tượng (có 05 người Trung Quốc) lừa bán 66 nạn nhân (giải cứu được 05 nạn nhân).

Gần đây xuất hiện tình trạng công khai rao bán trẻ sơ sinh trên các trang mạng internet. Tại một s bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương...) những người phụ nữ mang thai ngoài ý muốn thông qua các đường dây môi giới chuyên nghiệp rao bán mỗi trẻ sơ sinh với giá từ 30 đến 50 triệu đồng.

Tình trạng mua bán bắt cóc chiếm đoạt trẻ em (theo Điều 120, Bộ Luật Hình sự) vẫn diễn biến phức tạp, chưa có chiều hướng giảm, phát hiện xy ra 32 vụ. Địa phương xảy ra nhiều nhất là Hà Giang, Lai Châu mỗi nơi 05 vụ, Lào Cai 04 vụ.

Dự báo trong thời gian tới, hoạt động tội phạm mua bán người ở nước ta tiếp tục diễn biến phức tạp, tính chất, phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, hoạt động mua bán người ra nước ngoài và trong nước có xu hướng tăng. Vì vậy, để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm mua bán người, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cần phải triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại cộng đồng với nhiều hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng để người dân nâng cao ý thức cảnh giác, không rơi vào cạm bẫy của bọn buôn người.

Quang Dững

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây