Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức các hoạt động để thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng cho người khuyết tật khi có yêu cầu; Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã, phường, thị trấn có nhiều người khuyết tật; tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Nuôi dạy trẻ khiếm thị tỉnh Tây Ninh, Trường Khuyết tật tỉnh Tây Ninh và Hội Người mù tỉnh Tây Ninh.
Tăng cường năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật như tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đối với trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.
Đẩy mạnh truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, xây dựng nội dung trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong chuyên mục chung về trợ giúp pháp lý trên Đài Truyền thanh huyện, thành phố, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Báo Tây Ninh, Tờ tin Tư pháp Tây Ninh; Biên soạn, In ấn, phát hành các tờ gấp... truyền thông về quyền được trợ giúp pháp lý và các quyền, nghĩa vụ khác của người khuyết tật; Lồng ghép việc truyền thông, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật với các Chương trình, Đề án khác về người khuyết tật ở địa phương về các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, dạy nghề,…
UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp Sở Tư pháp cùng các ngành, địa phương tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan nhằm kịp thời phát hiện và giới thiệu đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý những người khuyết tật có nhu cầu để được trợ giúp pháp lý.
TK