Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và lãnh đạo 07 tỉnh biên giới Việt -Trung đến thăm và làm việc tại Bến Cầu

Thứ ba - 27/08/2013 00:00 72 0
Ngày 25/8/2013, Đoàn công tác Liên ngành của Trung ương và lãnh đạo các tỉnh biên giới Việt-Trung do Đ/c Hồ Xuân Sơn - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, lãnh đạo các Vụ, Cục, Viện các cơ quan của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ KH&ĐT, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ GTVT, Bộ TT&TT, Bộ VHTT&DL, Bộ TN&MT và Bộ Y tế, cùng lãnh đạo UBND và các Sở, Ngành các tỉnh biên giới Việt-Trung, như: Tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh buổi đến thăm và làm việc tại UBND huyện Bến Cầu.

 Đ/c Hồ Xuân Sơn-Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đến thăm và làm việc tại Bến Cầu-Tây Ninh (người đứng)

Về phía tỉnh Tây Ninh đón tiếp và làm việc với Đoàn của Trung ương và 7 tỉnh biên giới Việt-Trung, có bà Nguyễn Thị Thu Thủy-Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các Sở, Ngành của tỉnh Tây Ninh và huyện Bến Cầu.

Thay mặt lãnh đạo của tỉnh, bà Nguyễn Thị Thu Thủy-Chủ tịch UBND tỉnh, thông báo và giới thiệu khái quát với Đoàn: về tình hình phát triển kinh tế của tỉnh, cửa khẩu biên giới, công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên địa bàn tỉnh, giữa Việt Nam và Campuchia; ông Phan Minh Thành-Phó trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh báo cáo tình hình chung sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhà, giới thiệu tổng quan về tình hình quy hoạch, xây dựng, những cơ chế quản lý, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài- tỉnh Tây Ninh. Năm 1999, sau khi Khu kinh tế Mộc Bài ra đời và phát triển, về tổng thể quy hoạch với quy mô 21.284ha, cho đến nay thu hút được 36 nhà đầu tư, với 47 dự án, đăng ký sử dụng 2.057,34ha đất, với vốn đăng ký 6.745,52 tỷ đồng và 241,13 triệu USD, trong đó có 06 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, 08 dự án về nhà ở, khu dân cư, 32 dự án thuộc lĩnh vực thương mại-dịch vụ và 01 khu du lịch sinh thái; Đặc biệt có 04 dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực vận chuyển hành khách, sân golt, xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và may giày xuất khẩu; Đã có 17 dự án, chủ yếu trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, nhà ở, gia công may giày xuất khẩu đã đi vào hoạt động, với tổng vốn đầu tư thực hiện là 3.542,95 tỷ đồng và 120 triệu USD, tạo ra công ăn việc làm cho trên 13 lao động, trong đó có hơn 70% là người của địa phương huyện Bến Cầu. Hiện toàn khu phi thuế quan thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài có 38 hoanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại với 03 siêu thị lớn, 02 siêu thị nhỏ, còn lại là các cửa hành kinh doanh hàng miễn thuế, doanh số bán ra tăng dần theo từng năm: năm 2006 là 533 tỷ đồng, đến năm 2012 là 1.250 tỷ đồng, riêng trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 651 tỷ đồng; lượng khách đến tham quan mua sắm cũng tăng dần theo từng năm: năm 2006 là 1,289 triệu lượt khách, đến năm 2012 là 2.722 triệu lượt khách, trong 6 tháng đầu năm 2013 có 1,260 triệu lượt khách. Hoạt động xuất nhập cảnh và kinh doanh du lịch qua lại biên giới ngày càng tăng: năm 2004 có 403.765 lượt, đến năm 2012 là 2,785 triệu lượt người, riêng 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1,413 triệu lượt người.  Hạn chế, trước đây quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài khá rộng, do vậy việc chi đền bù giải phóng mặt và đầu cơ sở hạ tầng phải lớn, trong khi đó nguồn vốn đầu tư 235 tỷ đồng của nhà nước, trong đó Trung ương là 165 tỷ đồng, địa phương 70 tỷ đồng, như thế là quá thấp nên việc đầu tư phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài không đồng bộ; Mặt khác, các cơ chế, chính sách về Khu kinh tế cửa khẩu trước đây luôn thay đổi, đã gây tâm lý cho nhà đầu tư. Với cơ chế ưu đãi vượt trội về chính sách “Phi thuế quan”, chiết suất thông qua mậu dịch coi như “bằng không” sau này, đã làm cho Khu kinh tế Mộc Bài từng bước phát triển đi lên.

Từ Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đi vào hoạt động, đã có tác dụng rất lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương: tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 70% đến nay xuống còn dưới 39%, nền kinh tế của tỉnh cũng tăng dần theo hướng công nghiệp và dịch vụ; tình hình xã hội phát triển khá rõ nét nhất: cải thiện việc làm cho lao động tại chỗ, từ tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 17,6% vào năm 2003, đến nay giảm xuống dưới 11%; trình độ lao động có việc làm được nâng dần lên; vấn đề về bình đẳng giới được cải thiện khá tích cực; tỉnh luôn duy trì tốt các mối quan hệ đối ngoại với chính quyền và nhân dân Campuchia, vì vậy việc đi lại và vận chuyển hàng hóa qua lại biên giới dễ dàng hơn.

Đ/c Hồ Xuân Sơn - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia chúc mừng những thành tựu kinh tế của tỉnh, các Khu kinh tế cửa khẩu biên giới của tỉnh Tây Ninh ngày càng phát triển lớn mạnh. Sau đó, Đoàn công tác Liên ngành các Bộ, Ngành của Trung ương, lãnh đạo UBND và các Sở, ngành 7 tỉnh biên giới Việt-Trung đã dành nhiều thời gian đi tham quan thực tế và cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm trong quản lý Khu kinh tế cửa khẩu, biên giới, cột mốc, tại Cột mốc biên giới 171 - Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài và thăm quan Siêu thị Miễn thuế GC Mộc Bài./.

Quang Son

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây