Tiếp tục duy trì thực hiện Đề án 1956

Thứ sáu - 17/10/2014 00:00 201 0
Sau hai ngày khảo sát, phúc tra việc thực hiện Đề án "Đào tạo nghề lao động nông nghiệp ngắn hạn cho lao động nông thôn đến năm 2020" (Đề án 1956) của Chính phủ, chiều 16.10, Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh đã tổ chức buổi họp kết thúc chuyến khảo sát này.

 

Ông Võ Hùng Việt- Chủ tịch HĐND tỉnh, thành viên đoàn khảo sát phát biểu ý kiến.

Theo báo cáo, tính từ đầu năm 2012 đến giữa tháng 9.2014, toàn tỉnh đã tổ chức được 586 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 18.427 lao động nông thôn.

Có 30 nghề được tổ chức đào tạo, gồm: khai thác mủ cao su, chăn nuôi gia cầm, kỹ thuật chăm sóc mãng cầu, thợ hồ, nấu ăn, nuôi bò, nuôi heo, nuôi trùn quế, nuôi dế, nuôi rắn, nuôi cá nước ngọt, nuoi ong, trồng gừng, trồng nấm, trồng rau sạch, chăm sóc cây cảnh, lái xe hạng B2, lắp ráp máy vi tính, đan lát-giỏ bội, cắt-uốn tóc, may công nghiệp, diện dân dụng v.v...

Qua quá trình thực hiện Đề án 1956 đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Kết quả khảo sát cho thấy, nhiều người học nghề cạo mủ cao su lại khó tìm việc làm, vì hiện nhiều vườn cao su tạm ngưng thu hoạch; đối với nghề lái xe hạng B2, lao động cũng khó tìm việc, bởi các chủ doanh nghiệp chưa thừa nhận kết quả đào tạo lái xe, hoặc không có tiền "dằn chân" khi xin vào lái xe...

Thêm vào đó, mức phí hỗ trợ học nghề chỉ có 15.000 đồng/ngày là quá thấp, không thu hút được người học. Có nghề đào tạo xong (như trồng rau mầm) thì không ai kinh doanh được, chủ yếu chỉ trồng được rau mầm để… ăn. Một số nghề mây tre, đan lát, chăm sóc hoa kiểng cần có nghệ nhân đứng lớp, nhưng khó tìm được nghệ nhân tham gia dạy nghề. Kinh phí gần cuối năm mới được nhận, gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học v.v...

Nghề chăm sóc hoa kiểng đang có nhu cầu, nhưng thiếu nghệ nhân đứng lớp.

Những vấn đề khó khăn nêu trên ở các địa phương sẽ được Ban VH-XH tổng hợp, trình lên lãnh đạo cấp trên để có hướng điều chỉnh, bổ sung vào Đề án 1956 cho phù hợp với tình hình thực tế.

Ban VH-XH ghi nhận, Đề án 1956 đã góp phần tạo điều kiện cải thiện cuộc sống cho người dân nông thôn, vì thế cần tiếp tục duy trì và phát triển.

Theo BTNO

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây