Sở Tư pháp thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhiệm vụ được giao trong công tác thẩm định, kiểm soát thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản QPPL theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND; Nghị định 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Quy chế này.
Sử dụng, bố trí cán bộ, công chức có đủ thẩm chất, đạo đức tốt, đủ trình độ về chuyên môn nghiệp vụ và năng lực để thực hiện công tác thẩm định, kiểm soát thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản QPPL; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ soạn thảo, góp ý, thẩm định văn bản QPPL cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng văn bản cho các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố.
Chủ động tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh các giải pháp, sáng kiến để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng văn bản QPPL nói chung và công tác thẩm định, kiểm soát thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản QPPL nói riêng.
Các cơ quan, đơn vị soạn thảo văn bản QPPL, gửi đầy đủ, kịp thời hồ sơ thẩm định cho Sở Tư pháp (bao gồm cả hồ sơ kiểm soát thủ tục hành chính nếu dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính) theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Quy chế này; gửi đầy đủ, kịp thời hồ sơ thẩm định cho Phòng Tư pháp theo quy định tại Điều 7 Quy chế này và hồ sơ thẩm định bổ sung theo quy định tại Điều 10 Quy chế này.
Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến dự thảo văn bản QPPL theo yêu cầu của cơ quan thẩm định văn bản QPPL. Kiểm soát thủ tục hành chính; thuyết trình về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khi có yêu cầu của cơ quan thẩm định, kiểm soát thủ tục hành chính; nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh sửa dự thảo văn bản QPPL trên cơ sở ý kiến thẩm định của cơ quan thẩm định, kiểm soát thủ tục hành chính để trình UBND cùng cấp; giải trình bằng văn bản về việc tiếp thu, không tiếp thu ý kiến thẩm định, góp ý của cơ quan thẩm định, kiểm soát thủ tục hành chính.
Các cơ quan, đơn vị liên quan, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc kiểm soát thủ tục hành chính, thẩm định theo yêu cầu của cơ quan thẩm định, kiểm soát thủ tục hành chính; phối hợp với cơ quan thẩm định, kiểm soát thủ tục hành chính khi có yêu cầu; cử cán bộ, công chức văn phòng, pháp chế tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về công tác xây dựng văn bản QPPL.
Sở Tài chính, hàng năm, bố trí kinh phí cho công tác xây dựng văn bản, trong đó đảm bảo kinh phí chi công tác thẩm định văn bản theo quy định.
UBND cấp huyện, thường xuyên chỉ đạo, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã quan tâm, thực hiện tốt công tác xây dựng văn bản QPPL.
Bố trí, sử dụng cán bộ công chức có đủ thẩm chất đạo đức, đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Phòng Tư pháp để đảm bảo cho Phòng Tư pháp có điều kiện tham mưu, thực hiện tốt công tác thẩm định văn bản QPPL của UBND cấp huyện; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ xây dựng văn bản QPPL cho đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ soạn thảo, góp ý, thẩm định văn bản QPPL ở địa phương.
Bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí bảo đảm công tác xây dựng văn bản theo quy định của Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính-Bộ Tư pháp Quy định về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND.
K.Thành