Do vậy, để triển khai thực hiện tốt Luật Hộ tịch ngay từ đầu năm 2016, nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương; ngày 14/12/2015, UBND tỉnh ban hành văn bản số 3746/UBND-NC chỉ đạo Sở Tư pháp với trách nhiệm là cơ quan tham mưu UBND tỉnh trong công tác quản lý hộ tịch ở đại phương, chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch số 1537/QD-UBND ngày 01/7/2015 của UBND tỉnh về việc triển khai thi hành Luật Hộ tịch trên địa bàn tỉnh. Trong đó phải sớm tổ chức triển khai, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác hộ tịch của phòng Tư pháp và công chức Tư pháp - Hộ tịch thuộc UBND cấp xã theo tinh thần của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch.
UBND các huyện, thành phố xem xét, bố trí, củng cố đội ngũ cán bộ của Phòng Tư pháp cấp huyện đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Tư pháp thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Khoản 3 Điều 72 Luật Hộ tịch (nguồn cán bộ được điều chuyển từ nguồn cán bộ ở địa phương); Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương; Thường xuyên kiểm tra, chấn chinh kịp thời những hạn chế, sai sót trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở cấp xã.
Thành Đặng