Thủ tướng Chính phủ: sử dụng vốn đầu tư công hiệu quả nhất, không chậm trễ, không lãng phí

Thứ ba - 16/07/2024 12:17 387 0
Sáng ngày 16/7, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy đầu tư công năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh vốn đầu tư công là tiền của của Nhà nước, của nhân dân, phải sử dụng hiệu quả nhất, không chậm trễ, không lãng phí, yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết Chính phủ, chỉ thị, công điện của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về đôn đốc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

 

Hội nghị tổ chức trực tuyến trên toàn quốc

Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã xem việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Vì vậy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt nhằm thúc đầy giải ngân vốn đầu tư công đặt biệt là triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Mục tiêu đến năm 2025 có 3.000 km đường cao tốc, đến năm 2030 có 5.000 km đường cao tốc. Đầu tư tạo không gian phát triển mới, các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới và kích hoạt các hoạt động kinh tế - xã hội khác.

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 được Quốc hội quyết định phân bổ cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương là hơn 669.264 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách nhà nước Trung ương hơn 236.915 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là hơn 432.348 tỷ đồng.

Về thực hiện và giải ngân của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, trong 06 tháng đầu năm đã có 11/44 bộ, cơ quan trung ương và 35/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên mức trung bình của cả nước; Trong đó, tiêu biểu một số bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân cao gồm: Bộ GTVT; Bộ NN&PTNT; Bộ Xây dựng; Đài Truyền hình Việt Nam; Hội văn học nghệ thuật Việt Nam; Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Các địa phương: Nam Định; Thanh Hóa; Lào Cai; Phú Thọ; Bà Rịa Vũng Tàu; Tiền Giang.

Tỷ lệ giải ngân của các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông chỉ đạt 27,4%; dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý chỉ đạt 17,2%. Một số dự án có tỷ lệ giải ngân thấp như: Đựa án Vành đai 3 – TP.HCM; Dự án vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội; Cao tốc Biên Hòa – Vũng tàu; Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột; Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh.

Tỷ lệ giải ngân vốn của các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài còn thấp, đạt 12% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn 29,39% tỷ lệ giải ngân trung bình cả nước.

Về nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thường trực Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thủ tục đầu tư và đấu thầu dự án; Lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiên kế hoạch giải ngân từng tháng, quý; Đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án; Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; Tăng cường giám sát, siết chặt kỷ luật, kỷ cương giải ngân vốn đầu tư công; phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự cường, không trông chờ, ỷ lại và cũng không quá thận trọng, sợ trách nhiệm; Đảm bảo nguồn vốn ngân sách địa phương cho chi đầu tư phát triển.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo (Ảnh: chinhphu.vn)

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần phải quán triệt, chủ động thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, lấy dự án 500 kV mạch 3 làm hình mẫu trong giải ngân đầu tư công.

Thủ tướng cũng yêu cầu nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; thường xuyên rà soát, đôn đốc, kịp thời phát hiện và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hiệu quả; cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; phòng chống tiêu cực, tham nhũng; đề cao kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, giám sát; xử lý nghiêm các trường hợp gây khó khăn, vướng mắc, cố tình vi phạm pháp luật, tiêu cực.

TT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây