Hướng dẫn bổ sung một số biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Thứ hai - 22/07/2019 17:00 269 0
Khi dịch bệnh xảy ra tại Việt Nam vào đầu tháng 02/2019 và trong quá trình chống dịch đã xuất hiện một số trường hợp cần phải xử lý cho phù hợp với tình hình dịch bệnh đồng thời, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) diễn biến ngày càng phức tạp, đã xảy ra tại 62/63 tỉnh, thành phố và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ngày 22/7/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành công văn số 5169/BNN-TY về việc Hướng dẫn bổ sung một số biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, cụ thể như sau:

Tiêu hủy heo bị nhiễm bệnh

Về xử lý lợn tại hộ chăn nuôi có lợn mắc bệnh DTLCP: tiêu huỷ lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh DTLCP. Đối với lợn khỏe mạnh trong cùng ô chuồng, dãy chuồng với lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP thì được nuôi cách ly hoặc giết mổ để tiêu thụ tại địa bàn cấp huyện. Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP: Trường hợp có nhu cầu giết mổ lợn: Được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp huyện. Trường hợp có nhu cầu để nuôi: Được vận chuyển đến nơi khác thuộc phạm vi địa bàn cấp tỉnh để nuôi với sự giám sát của thú y địa phương.

Về xử lý lợn tại trang trại chăn nuôi có lợn mắc bệnh DTLCP: Tiêu huỷ lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh DTLCP. Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng có lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP: Trường hợp có nhu cầu giết mổ lợn: Được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp huyện. Trường hợp có nhu cầu để nuôi: Được vận chuyển đến nơi khác thuộc phạm vi địa bàn cấp huyện để nuôi với sự giám sát của thú y địa phương.

Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP: Trường hợp có nhu cầu giết mổ lợn: Được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp tỉnh. Trường hợp có nhu cầu để nuôi: Được vận chuyển đến nơi khác thuộc phạm vi địa bàn cấp tỉnh để nuôi với sự giám sát của thú y địa phương.

Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong vùng dịch: Cơ quan thú y không cần lấy mẫu sản phẩm để xét nghiệm mầm bệnh DTLCP

Ngoài ra, cần kiểm soát vận chuyển lợn ra ngoài, vào vùng dịch của các trang trại chăn nuôi có điểm trung chuyển: Được vận chuyển lợn (để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm, để giết mổ) có kết quả âm tính với mầm bệnh DTLCP từ trại chăn nuôi đến điểm trung chuyển. Thời gian lưu giữ lợn tại điểm trung chuyển nếu chưa vượt quá 12 (mười hai) giờ thì không phải lấy mẫu xét nghiệm lại khi vận chuyển. Nếu vượt quá 12 (mười hai) giờ thì phải lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.

HN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây