Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030

Thứ hai - 18/03/2024 17:33 336 0
UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030 với các nội dung sau:

I. TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
- Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để đưa Tây Ninh phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Ngành công nghiệp-thương mại là một trong những ngành chủ yếu, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đưa Tây Ninh trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng và cả nước. Xây dựng một số sản phẩm công nghiệp chủ lực đặc thù, có khả năng cạnh tranh cao. Hình thành các cụm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là công nghiệp hỗ trợ. Phát triển hệ thống các khu công nghiệp theo mô hình xanh, sinh thái, công nghệ cao, công nghiệp - đô thị - dịch vụ hiện đại, là động lực phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.
- Phát triển thương mại theo hướng hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
II. QUAN ĐIỂM
- Thực hiện nhất quán 05 quan điểm chỉ đạo được nêu tại Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 kèm theo Quyết định số 165/QĐ- TTg ngày 28 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030.
- Đến năm 2030, từng bước chuẩn bị nguồn nhân lực, hạ tầng và chính sách để thực hiện quá trình thu hút vốn và công nghệ, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
- Tiếp tục duy trì sự phát triển của các ngành, sản phẩm đã chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành công nghiệp. Phát triển các ngành công nghiệp mới, có tiềm năng, triển vọng, đặc biệt là các ngành, sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Phát triển thương mại gắn với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn hiệu quả kinh tế xã hội với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại; tạo sự liên kết hợp tác và kinh doanh có hiệu quả giữa doanh nghiệp thương mại với doanh nghiệp sản xuất nhằm gia tăng hoạt động thị trường, phát triển thương mại dịch vụ.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương tỉnh Tây Ninh theo
lộ trình và bước đi phù hợp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành. Phấn đấu đến năm 2030, đẩy mạnh tăng trưởng ngành Công Thương của tỉnh theo chiều sâu, nhằm hướng đến tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững; tiếp tục tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai  đoạn đến năm 2030 của Chính phủ. 
2. Mục tiêu cụ thể
    Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở mức cao, theo hướng bền vững, để công nghiệp trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, đưa Tây Ninh trở vào nhóm 20 tỉnh có GRDP cao nhất cả nước vào năm 2030; thu hút đầu tư các ngành, sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ và giá trị gia tăng cao, đảm bảo môi trường. Qua đó, thực hiện chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu; tiếp tục duy trì phát triển các sản phẩm quan trọng, chuyển dần từ gia công, chế biến thô sang chế biến sâu.
Phát triển hạ tầng thương mại Tây Ninh trở thành cửa ngõ, trung tâm trung chuyển hàng hóa, vận tải, kho bãi, logistics, thương mại kết nối giữa các vùng nguyên liệu, cung ứng hàng hóa từ Campuchia, Tây Ninh thông thương với thị trường tiêu dùng chính là Thành phố Hồ Chí Minh (thị trường tiêu dùng) và các địa phương trong vùng trọng điểm phía Nam. Về lâu dài, là khu vực kết nối giao thương trọng yếu giữa Campuchia và vùng kinh tế Hồ Chí Minh.
Phấn đấu hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao tại Phụ lục I, II.
Một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu giai đoạn đến năm 2030 như sau:
-    Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành công nghiệp bình quân đạt khoảng 13,5%/năm, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng khoảng 14%/năm trong giai đoạn 2021-2030.
-    Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đến năm 2025 chiếm khoảng 46,3% GRDP. Giai đoạn 2026-2030 chiếm khoảng 56,4%.
-    Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giai đoạn 2021-2025 tăng trung bình trên 12,5%/năm. Giai đoạn 2026-2030 thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh.
-     Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân trong giai đoạn 2021-2025 tăng trên 8%. Giai đoạn 2026-2030 thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ, đến năm 2025 tăng trên 10%. Giai đoạn 2026-2030 thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Cập nhật, triển khai thực hiện nghiêm túc các thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh trong thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và số hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của ngành Công Thương 
2. Huy động hiệu quả các nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương
3. Cải cách tổ chức bộ máy theo hướng đẩy mạnh phân cấp phân quyền; thực thi Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành
4. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng toàn diện và phát triển bền vững
5. Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý ngành; tăng cường công tác thông tin và chia sẻ thông tin; nâng cao năng lực và nhận thức cho các bên liên quan về tái cơ cấu ngành Công Thương
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây