Kế hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Tây Ninh năm 2021

Thứ năm - 01/04/2021 11:00 351 0

​Ngày 31/3/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định số 744/QĐ-UBND Phê duyệt Kế hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021.

Mục tiêu của kế hoạch nhằm triển khai thực hiện kỳ quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường và than bùn tỉnh Tây Ninh năm 2021 tuân thủ đảm bảo theo Quyết định số 3172/QĐ-UBND ngày 26/12/2018 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường và than bùn tỉnh Tây Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Làm cơ sở triển khai thực hiện cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường và than bùn đảm bảo theo quy định Luật Khoáng sản; Đảm bảo nguồn cung ứng khoáng sản VLXDthông thường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông và các dự án, công trình của tỉnh theo hướng bền vững.

Theo đó, Tiêu chí để cấp phép thăm dò khoáng sản:

Điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ, quyền, nghĩa vụ, thu hồi, chấm dứt hiệu lực trong thăm dò khoáng sản quy định từ Điều 34-48 của Luật Khoáng sản và từ Điều 25-32, Điều 59 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 01/02/2019 của UBND tỉnh về việc công bố quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh.

Các tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản; các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản khi thực hiện hoạt động thăm dò khoáng sản phải tuân thủ các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.

Các dự án của các tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản phải đáp ứng các tiêu chí, cụ thể:

Hiện trạng sử dụng đất thực tế không phải là đất chuyên lúa, đất lúa; đất sản xuất không hiệu quả, đất xấu. Phải nằm trong Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Tây Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã được phê duyệt. Khoảng cách đảm bảo hành lang bảo vệ nguồn nước: Suối nhỏ (1 nét trên bản đồ) ≥ 30 mét, suối lớn (2 nét trên bản đồ) ≥ 50 mét. Khoảng cách đảm bảo hành lang an toàn đường bộ: Quốc lộ ≥ 300 mét; đường tỉnh, huyện ≥ 100 mét.

Đảm bảo hành lang an toàn cầu: theo chiều dọc cầu tính từ đuôi mố cầu ra mỗi bên ≥ 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét trở lên, ≥ 30 mét đối với cầu có chiều dài dưới 60 mét; theo chiều ngang cầu tính từ mép ngoài cùng của cầu ≥ 150 mét đối với cầu có chiều dài lớn hơn 300 mét, ≥ 100 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét đến 300 mét, ≥ 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 20 mét đến dưới 60 mét và ≥ 20 mét đối với cầu có chiều dài nhỏ hơn 20 mét.

Không nằm trong khu vực cấm hoạt động khoáng sản, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật; khu vực bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, quốc phòng, công trình công cộng.

Tiêu chí để cấp phép khai thác khoáng sản: Nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ, quyền, nghĩa vụ, thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại Điều 53, 55, từ Điều 58-60 của Luật Khoáng sản, Điều 60, 61, 65 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP và Quyết định số 330/QĐ-UBND.

Ngoài việc đáp ứng các tiêu chí nêu trên, còn phải đáp ứng các tiêu chí sau: (i) Chất lượng nguyên liệu chỉ sử dụng san lấp mặt bằng; (ii) khu vực dự kiến cấp phép khai thác phải nằm ngoài những khu vực đất có yêu cầu quản lý, bảo vệ theo quy định (iii) nguồn vật liệu khai thác phải ưu tiên phục vụ các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh; (iv) khu vực dự kiến khai thác theo quy hoạch không được tác động đến cảnh quan môi trường và sinh kế của người dân, phải có đường vận chuyển thuận lợi và không ảnh hưởng đến giao thông, đời sống dân cư; (v) khu vực dự kiến khai thác (không bao gồm các khu vực đã được cấp phép theo quy định) phải có diện tích từ 4,0 ha trở lên; trừ các khu vực, điểm liền kề với các mỏ đã hoặc đang khai thác phải có diện tích tổng hai khu vực từ 4,0 ha trở lên (diện tích đã cấp phép và khu vực dự kiến cấp mới); (vi) độ sâu khai thác: diện tích dưới 04 ha độ sâu 5 mét, diện tích từ 04 ha trở lên độ sâu tối đa không quá 07 mét; (vii) tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản phải được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương trên cơ sở đồng thuận của người dân và của địa phương (ấp, xã, huyện) nơi dự kiến khai thác và hoàn thành các nghĩa vụ của giấy phép đã cấp trước đó.

UBND tỉnh giao Sở Xây dựng đảm việc triển khai thực hiện Kế hoạch chặt chẽ, công khai, minh bạch, khách quan, không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, phối hợp chặt chẽ với địa phương đề ra biện pháp đồng bộ, hiệu quả khắc phục, chấn chỉnh những sai sót, bất cập công tác này trong thời gian qua. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động: Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; sản xuất vật liệu xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ được UBND tỉnh giao.

TD


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây