Quy chế này quy định nguyên tắc, hình thức và nội dung phối hợp liên ngành giữa các Sở: Tư pháp, Lao động, Thương binh và Xã hội, Tài chính, Y tế, Công an tỉnh, Văn phóng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, các cở sở nuôi dưỡng và tổ chức, cá nhân có liên quan trong giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại tỉnh Tây Ninh.
Nguyên tắc phối hợp tại Quy chế phải được thực hiện chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời, không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ hoạt động chuyên môn của các cơ quan, đơn vị có liên quan; phân định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, đảm bảo đúng quy trình, thủ tục theo quy định. Ngoài ra còn quy định phối hợp trong việc lập Biên bản trẻ em bị bỏ rơi và tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi vào cơ sở nuôi dưỡng. Sau khi lập Biên bản, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em. Thông báo trên Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ của trẻ em thì người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc cơ sở nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ em theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế, các cơ quan báo chí tăng cường thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi và Công ước Lahay số 33 đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh được biết, đồng thời tiếp tục tuyên truyền phổ biến Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới.
Nội dung chi tiết xem
tại đây.
Tuyết Lan