Theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn. lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lỡ đất, nước dâng, nắng nóng, hạn hán, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác để kịp thời hướng dẫn người dân phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại đời sống dân sinh.
Kiểm tra việc xây dựng và chuẩn bị phương án cứu trợ thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với điều kiện của địa phương; huy động nguồn lực tại chỗ cứu trợ kịp thời hỗ trợ dân sinh, ổn định đời sống trước, trong và sau thiên tai; hướng dẫn nhân dân chủ động gia cố nhà cửa, dự phòng lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các vật dụng thiết yếu khác khi mùa mưa bão đến.
Đồng thời, theo dõi, tổng hợp tình hình thiệt hại về người chết, người mất tích, người bị thương; nhà đổ, sập, trôi, cháy, hư hỏng và tình hình thiếu lương thực, nhu yếu phẩm sinh hoạt gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời hỗ trợ theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Trong đó, ưu tiên nhóm đối tượng là người có công, gia đình chính sách, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng trợ giúp xã hội khác. Trường hợp thiên tai trên diện rộng, vượt khả năng huy động nguồn lực của địa phương, tổng hợp gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, quyết định cứu trợ, bảo đảm không để người dân nào bị đói, không người dân nào không có nhà ở.
ML